Thuộc tính | Giá trị |
Tên Đề tài: | Sản xuất dung dịch tạo màng bảo quản vải thiều bằng nguyên liệu tơ tằm tái chế và nano bạc |
Mô tả: | Giải ba 2018 Một lần bóc quả vải ăn, em bóc hết lớp vỏ cứng ngoài thì xuất hiện 1 lớp vỏ mỏng bên trong bảo vệ quả vải, lớp vỏ đấy là lớp vỏ giấy bên trong của mỗi quả vải, con người ít khi để ý đến nhưng nhờ có lớp vỏ đấy mà chất lượng quả vải được bảo vệ tốt hơn, từ đó em nảy ra ý tưởng sao không tạo ra lớp vỏ ngoài thật mỏng, vô hình để bảo vệ cho quả vải, an toàn với sức khỏe của con người. Lớp vỏ đó cần rất mỏng, mịn và phải từ các nguyên liệu polime tự nhiên. Từ đó em bắt đầu tìm hiểu tài liệu về các sản phẩm vỏ bọc thực phẩm. Các loại vỏ bọc đều là các màng bọc nên kích thước sẽ bị hạn chế khi bao bọc cả một khối lượng vải nhiều khi thu hoạch, đặc biệt nguyên liệu đều là nhựa. Câu hỏi đặt ra liệu tạo ra một dung dịch mà khi vừa thu hái xong thì phun dung dịch hoặc nhúng sản phẩm quả vải vào để sau đó quả vải được bao bọc một lớp màng mỏng vô hình nhưng lại bảo vệ tốt, kéo dài thời gian làm quả vải tươi lâu, giữ mầu sắc mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, nhãn quan thị hiếu của sản phẩm. Em tiếp tục nghiên cứu công nghệ bảo quản khử khuẩn là công nghệ nano Ag, các loại vỏ bọc được phủ nano Ag. Nhưng chế phẩm nano bạc thì lại làm chi phí tăng lên. Câu hỏi đặt ra là liệu có sự phối hợp giữa lớp màng vô hình cách ly quả vải với môi trường bên ngoài và chế phẩm nano Ag có tác dụng diệt vi khuẩn nấm được không? Nguyên liệu tạo màng vô hình là nguyên liệu polime thiên nhiên nào?.. Như vậy có thể sử dụng nguyên liệu là kén tơ tằm thải loại để tách chiết tạo ra dung dịch fibroin mỏng, không màu và an toàn với người sử dụng. Từ đó chúng em bắt tay nghiên cứu đề tài : “SẢN XUẤT DUNG DỊCH TẠO MÀNG BẢO QUẢN VẢI THIỀU BẰNG NGUYÊN LIỆU TƠ TẰM TÁI CHẾ VÀ NANO BẠC”. Đây sẽ là một đề tài mới chưa hề được nghiên cứu ứng dụng của fibroin để tạo dung dịch tạo màng lụa, cũng như là thử nghiệm phối trộn dung dịch với chế phẩm nano Ag để dùng bảo quản vải thiều ngay sau thu hoạch ở Tỉnh Bắc Giang. Về mặt nguyên tắc, lớp phủ thực phẩm phải là một vật liệu nền có đặc tính cơ học mạnh mẽ với các nhóm chức kỵ nước nhằm phát huy tính thấm thấp với oxy và hơi nước, nhờ đó kiểm soát tốc độ hô hấp của quả vải. Lớp phủ ăn được này còn phải tương thích sinh học, vừa thân thiện môi trường, vừa có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và đặc biệt không gây dị ứng khi ăn. Nếu để tài thành công, sẽ mở ra một hướng mới trong ngành công nghệ bảo quản thực thẩm cũng như góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế khi nuôi tằm và giá trị kinh tế của sản phẩm vải thiều, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. |
Tên File: | SẢN XUẤT DUNG DỊCH TẠO MÀNG.docx |
Kích thước File: | Rỗng |
Kiểu File: | docx (Kiểu Mime: : application/octet-stream) |
Người gửi: | duonghaivan |
Gửi ngày | 28/12/2018 03:39 |
Nhóm được phép: | Tất cả mọi người |
Quản lý: | Soạn giả - Editor |
Tải xuống: | 0 Tải xuống |
Cập nhật: | 28/12/2018 03:42 |
Trang chủ: |