CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.

Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.

Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế

Đề tài

Sắp thứ tự theo : Tên | Ngày | Tải xuống [ Tăng dần ]

Ghế ngoài trời tiện nghi và thân thiện Ghế ngoài trời tiện nghi và thân thiện

Gửi ngày: 03/12/2018
Cập nhật ngày: 03/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Hiện nay những chiếc ghế đá thông thường ở trường học, công viên không đáp ứng được nhu cầu của học sinh, sinh viên. Ví dụ như không có chỗ để đồ, nước uống, laptop, việc ăn uống rất không thoải mái,… Và một trong những thứ mọi người rất cần khi ở khu công cộng đó chính là nguồn điện, để sạc laptop, điện thoại khi pin yếu ,…. Nên nhóm chúng em đã thiết kế chiếc ghế với cấu tạo mới này giúp mọi người có một nơi nghỉ ngơi và làm việc tốt hơn.

kk 10

Cấu tạo sản phẩm:

- Khung ghế: Chữ G đặc biệt nâng đỡ chiếc ghế có cấu tạo hoàn toàn mới

- Mặt bàn phía sau: sử dụng bằng cách quay người lại.

- Pin năng lượng mặt trời: Lấy nguồn điện từ ánh sáng mặt trời đưa vào hôp tích điện phía dưới.

- Ổ cắm: Dùng điện để sạc laptop, điện thoại..

- Bóng đèn cảm ứng: Trời tối đèn sẽ tự phát sáng thông qua cảm biến.

- Vòm che: có thể điều chỉnh độ dài.

Khi ngồi bình thường chiếc bàn phía sau có thể để đồ. Khi ngồi quay lại thì có 1 chiếc bàn để làm việc và học tập.

Người ngồi có thể quay lưng lại phía sau và đó sẽ có môt cái bàn tiện lợi, giúp việc hoc, ăn uống, sử dụng laptop,....... dễ dàng, có mái che, đèn chiếu sáng và nguồn điện để sử dụng.

Sản phẩm rất thích hợp để đặt tại các trường học, ký túc xá, công viên.

Giải pháp chống hạn trong nông nghiệp với loại SAP hữu cơ làm từ vỏ cam Giải pháp chống hạn trong nông nghiệp với loại SAP hữu cơ làm từ vỏ cam

Gửi ngày: 03/12/2018
Cập nhật ngày: 03/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Hạn hán gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với đời sống người dân và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Để chống hạn trong nông nghiệp, có rất nhiều biện pháp được đưa ra, nhưng có một biện pháp tiện lợi là sử dụng Superabsobent Polymers (SAP) – là một loại Polymer siêu thấm có khả năng giữ nước lên đến hơn 500 lần so với trọng lượng của nó. Tuy nhiên, SAP trên thị trường phải nhập khẩu từ nước ngoài và có giá thành khá cao, khi vào đất khó phân hủy, chứa nhiều hóa chất gây hại cho môi trường. Sau quá trình tìm hiểu, em phát hiện Polymer tự nhiên có nhiều trong vỏ cam, điều này thôi thúc chúng em tạo ra loại SAP từ vỏ cam để chống hạn, giá thành rẻ và thân thiện với môi trường.

KK 05

Để tạo ra được loại SAP từ vỏ cam, đầu tiên, chúng ta dùng 3 quả cam đun sôi ở nhiệt độ 210C, ẩm độ duy trí ở mức 60%, ta thu được dung dịch tạm gọi là “dung dịch vỏ quả cam”. Dùng vỏ cam và vỏ bơ phơi khô, cho vào “dung dịch vỏ cam” và làm nóng, rồi nghiền ra ta được “bột vỏ cam”. Lấy bột vỏ cam này đem trộn với vỏ cam và vỏ bơ theo tỉ lệ, sau đó nghiền tiếp thành bột, ta được “hỗn hợp vỏ quả cam” là loại SAP tự nhiên dùng để chống hạn.

Sau khi mang hỗn hợp SAP tự nhiên từ vỏ cam đem so sánh khả năng giữ nước với starch SAP (SAP điều chế từ tinh bột biến tính), pectin SAP (SAP được điều chế từ Pectin) và acrylic SAP (SAP được điều chế từ acid acrylic), kết quả thu được ta thấy khả năng giữ nước của SAP từ vỏ cam và acrylic SAP tương đương nhau và nổi trội hơn nhiều so với 2 loại SAP còn lại. Điều này chứng tỏ SAP từ vỏ cam là loại SAP có khả năng giữ nước tốt, an toàn với môi trường, giá thành thấp và dễ sản xuất.

Với sản phẩm này, em hi vọng giải quyết được vấn đề hạn hán trong nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

KÌM CHIẾT BA TRONG MỘT KÌM CHIẾT BA TRONG MỘT

Gửi ngày: 03/12/2018
Cập nhật ngày: 03/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

* Ý tưởng: Để nhân giống cây ăn quả có nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp chiết cành.

Để chiết cành bằng dao nhỏ có một số những khó khăn sau:

+ Mất nhiều thời gian.

+ Khi chiết cành trên cao phải xoay người theo cành chiết.

+Đôi khi đường dao chiết vòng tròn quanh cành chiết không gặp nhau.

+ Cần mang theo nhiều dụng cụ khi chiết cành như dao nhỏ, kéo, cưa. Nếu sử dụng “Kìm chiết ba trong một” thì sẽ giải quyết được tất cả mọi khó khăn trên.

* Cấu tạo:Từ một chiếc kìm điện thường sử dụng hàng ngày trong công việc như: cắt dây điện,vặn dây thép… nay em đã sáng tạo nó thành một công cụ hữu ích hơn nữa, không chỉ làm một số việc đơn giản mà còn có thể chiết cành (khoanh vỏ cành định chiết) và còn cắt những cành đơn giản tạo được sự tiện lợi cho những người làm vườn nói chung, nâng cao năng xuất cho người lao động.

KK 14

Cấu tạo kìm chiết gồm 4 phần:

(1). Phần lưới hình bán nguyệt giúp khoanh vỏ cây dễ dàng.

(2). Phần răng phía trong dùng bóc vỏ cành chiết.

(3). Phần lưỡi có vòng tròn được khoan rộng dùng để bấm cành cây nhỏ

(4). Phần lưỡi cưa dùng cưa cành chết, cành bị bệnh hay phần cành vướng trong quá trình chiết.

* Ý nghĩa:Kìm chiết ba trong một có cấu tạo đơn giản, tận dụng được vật liệu cũ nên chi phí sản phẩm thấp.Sản phẩmgọn nhẹ sử dụng đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, nâng cao năng xuất lao động.

Thiết kế - Chế tạo Lồng bẫy ốc sên Thiết kế - Chế tạo Lồng bẫy ốc sên

Gửi ngày: 30/11/2018
Cập nhật ngày: 30/11/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Việt Nam là nước có khí hậu Nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sâu bệnh gây hại và phá hoại mùa màng, trong đó ốc sên là loài rất phổ biến, chuyên phá hoại rau, củ, quả. Với một nước có nền nông nghiệp phát triển chủ đạo trong nền kinh tế, việc diệt trừ ốc sên nói riêng và các loại sâu bọ hại nói chung là hết sức quan trọng. Nông dân ta vẫn thường diệt trừ ốc sên bằng một số cách: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun trực tiếp lên rau, quả. Cách này gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người. Hoặc dùng mồi dụ ốc sên và bắt bằng tay, cách này mất công sức và tốn thời gian. Vì vậy, việc chế tạo ra một công cụ bắt ốc sên hiệu quả, ít tốn công, không gây ô nhiễm môi trường và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người là hết sức cấp thiết. Vì những lý do trên, mà dự án “thiết kế, chế tạo ra lồng bẫy ốc sên” ra đời và xác định lồng bẫy có chức năng bẫy vào ban đêm, đồng thời xác định loại mồi dụ ưa thích của ốc sên: mật ong, dưa hấu đỏ, mít chin, nước bia, nước ngọt…các loại mồi dụ để được thời gian dài, dễ tìm.

KK 11

Cấu tạo của lồng bẫy gồm có 7 bộ phận chính như sau: Cầu xoay: khi ốc sên bò vào sẽ bị mất thăng bằng và rơi xuống chậu nước muối. Khay chứa dung dịch muối: chứa ốc sên rơi xuống từ cầu xoay. Hộp chứa mồi nhử: đựng các loại mồi và có thể khuếch tán hương ra xung quanh để dụ ốc sên đến. Phễu lấy gió: gió dẫn vào và khuếch tán hương mồi dụ. Đuôi lái gió: hướng phễu hứng gió. Ống dẫn hơi: dẫn gió từ phễu xuống hộp chứa mồi để khuếch tán hương mồi dụ. Khớp xoay: nối ống dẫn hơi, hệ thống phễu và đuôi lái gió. Khớp sử dụng vòng bạc đạn để có thể xoay một cách dễ dàng. Lồng bẫy được tạo từ các vật liệu rẻ tiền và dễ kiếm.

Chiếc lồng bẫy được tạo ra với hi vọng sẽ được áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất của bà con nông dân, giúp cho bà con nông dân giảm được công sức và tiền bạc trong việc diệt trừ ốc sên phá hoại rau quả đồng thời bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

MÔ HÌNH TẤM CHẮN SÓNG CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG – TẠO ĐIỆN MÔ HÌNH TẤM CHẮN SÓNG CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG – TẠO ĐIỆN

Gửi ngày: 30/11/2018
Cập nhật ngày: 30/11/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Hiện nay, hiện tượng sạt lở bờ song đang diễn ra rất nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây sạt lở: do khai thác cát ở lòng sông làm mất chân sông do sóng nước của các tàu thuyền di chuyển hoặc do giông gió.

Giải pháp hiện nay là thực hiện các bờ kè nhằm tránh sạt lở và tạo vẻ mỹ quan cho khu vực. Với giải pháp này sẽ tốn rất nhiều kinh phí để xây các bờ kè chống sạt lở.

KK 09

Nên tác giả thiết kế mô hình tấm chắn sóng để tránh sự tác động vào bờ của sóng nước, đồng thời tấm chắn này sẽ tiếp nhận lực tác động của các cơn sóng chuyển động thành điện năng.
Vật liệu làm nên sản phẩm bao gồm: Khung sắt, động cơ tạo điện (mortor), đèn leb, dây điện, tấm nilon, tấm tol.
Với nguyên lý hoạt động như sau: Khi có sóng nước đập vào bờ sẽ tác động lên vật cản là tấm tol được gắn phía trước đón sóng làm giảm tác động của sóng đập vào bờ; đồng thời, sóng nước dập thẳng vào tấm cản lan truyền động tới động cơ làm xoay động cơ tạo ra điện. Tấm cao su được áo sát vào bờ kết hợp với tấm cản sóng có tác dụng giữ đất và tránh sạt lở. Khi có nguồn điện tạo ra sẽ được nạp vào bình acquy hoặc pin để sử dụng.

Trang 3 trong tổng số 9 trang

Cơ sở dữ liệu

Đăng nhập



Thăm dò dư luận

Bạn có quan tâm đến Hệ thống CSDL STKT này không?
 

Quảng cáo

logo_VIFOTEC

vdc

vnpt

Đang Online

Hiện có 4 khách Trực tuyến