Đặng Thị Tuyết Hồng, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Lê Thị Thanh Nga, Lê Thị Hường
1. Tính mới
"Bộ đồ dùng phát triển cảm giác thăng bằng" được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, gồm 4 loại dụng cụ với hơn 16 đồ dùng có các cách chơi khác nhau dùng để rèn nhiều kỹ năng vận động phát triển cảm giác thăng cho trẻ như: Đồ dùng giữ thăng bằng bằng cơ thể; Đồ dùng giữ thăng bằng bằng đôi chân; Đồ dùng giữ thăng bằng bằng đôi tay; Đồ dùng đi thăng bằng trên ghế, đi theo đường dích dắc phù hợp với độ tuổi nhà trẻ và Mẫu giáo cũng như trong chương trình giáo dục Mầm non.
"Bộ đồ dùng phát triển cảm giác thăng bằng" giúp trẻ biết dùng cơ thể để giữ thăng bằng, biết dùng đôi chân để giữ thăng bằng; dùng đôi tay để giữ thăng bằng điều khiển bóng vào lỗ có chữ cái, chữ số theo yêu cầu; biết đi thăng bằng trên ghế theo đường thẳng, theo đường dích dắc và đặc biệt trẻ rất hứng thú khi tham gia với các dụng cụ này trong hoạt động học, hoạt động vui chơi, thi đua biểu diễn cùng bạn trong các sự kiện lễ hội giúp trẻ phát triển sự thông minh, nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin và phát triển thể chất tốt cho trẻ.
Mỗi loại đồ dùng đều được thiết kế bằng nhiều kiểu, được cấu trúc chơi từ dễ đến khó qua các chân đế được thiết kế dưới dụng cụ giữ thăng bằng (ví dụ : Dụng cụ có đế là tâm hình tròn, có đế không phải là tâm hình tròn).
Có loại dụng cụ dùng đôi chân điều khiển tạo sự thăng bằng để bóng không rơi ra ngoài (Có 2 loại đồ chơi được cấu trúc chơi từ dễ đến khó) như dụng cụ cà kheo một trẻ chơi; 2 trẻ chơi; 3 trẻ chơi (Dành cho trẻ Mẫu giáo)
Bộ đồ dùng đảm bảo tính thẩm mỹ, đẹp, gọn nhẹ, bền, dễ lau chùi, giúp giáo viên có thể di chuyển cho trẻ học và chơi một cách thuận tiện.
2. Khả năng áp dụng:
- "Bộ đồ dùng phát triển cảm giác thăng bằng" đã được áp dụng rộng rãi tại Trường Mầm non Tuổi Thơ từ ngày 5 tháng 2 năm 2013 cho đến nay, được nhà trường, giáo viên đánh giá tốt, học sinh ham học, thích chơi, thích hoạt động...
- "Bộ đồ dùng phát triển cảm giác thăng bằng" có thể triển khai, áp dụng cho tất cả các nhóm lớp trong nhà trường Mầm Non từ lớp Nhà trẻ đến lớp Mẫu giáo (2 đến 6 tuổi).
- Đồ dùng có khả năng sử dụng cho trẻ và giáo viên một cách dễ dàng. Giúp trẻ phát triển tốt cảm giác thăng bằng và phát triển thể chất cũng như giúp giáo viên thuận lợi trong công tác giảng dạy khi tổ chức các hoạt động học và vui chơi cho trẻ.
- Áp dụng cho nhiều hoạt động học và chơi đạt hiệu quả cao.
- "Bộ đồ dùng phát triển cảm giác thăng bằng" luôn được giáo viên sử dụng nhiều cách gây hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào các hoạt động do cô giáo tổ chức.
- Được chọn đi tham gia dự thi ở các cấp và được đánh giá cao về hiệu quả sử dụng.
- Đạt giải A hội thi "Đồ dùng dạy học tự làm" cấp Trường năm 2012-2013.
- Đạt giải C hội thi "Đồ dùng dạy học tự làm" cấp Quận năm 2012-2013.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
* Về kinh tế:
- Với nguyên vật liệu phổ biến (gỗ tận dụng), kỹ thuật không đòi hỏi cao nên giá thành cho một sản phẩm khi đã được hoàn chỉnh, giá thành cho hơn 16 loại đồ dùng là 2.000.000đ. Đây là đồ dùng cho nhóm, lớp trẻ sử dụng nên số lượng sản xuất rẻ nhiều, vì thế giá thành có thể hạ hơn so với giá ban đầu. Đồ dùng bền, sử dụng nhiều năm giảm chi phí mua sắm. Sản phẩm này là những đồ dùng cần thiết để tổ chức hoạt động vui chơi và hoạt động học trong những năm học ở Trường Mầm Non. Với tính đa chức năng và tính mới như trên giá thành sản phẩm như thế là phù hợp.
Giải pháp đã kết hợp được nhiều cách sử dụng khác nhau, nên tiết kiệm được nhiều kinh phí trang bị mua sắm đồ dùng học tập cho Trường, giáo viên, cũng như tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian để đầu tư vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường, lớp được tốt hơn.
- Đây là một giải pháp quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ theo quyết định 02 của Bộ giáo dục đó là tăng cường làm đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học cho trẻ.
* Về xã hội:
- Phát huy tối đa khả năng vận động phát triển thể chất và nhận thức của trẻ.
- Giúp trẻ phát triển nhận thức, tình cảm- kỹ năng xã hội và phát triển trẻ toàn diện...
- Trẻ được thỏa mãn mọi nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày.
Nói cách khác đây chính là một phương tiện đắc lực giúp Trường Mầm Non thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường đó là: Góp phần quan trọng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, phục vụ thiết thực cho hoạt động đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
* Về môi trường:
- Việc xếp đặt đồ chơi đã tạo quang cảnh nhóm, lớp sạch sẽ, gọn gàng.
- Tạo cảm giác đảm bảo an toàn cho trẻ, cho cô, khi sử dụng vào các hoạt động học và vui chơi trong và ngoài nhóm, lớp.
- Dễ di chuyển, kích thước phù hợp thích nghi cho từng hoạt động của cô và trẻ.
- Đồ dùng đơn giản gọn nhẹ, được làm bằng chất liệu gỗ dễ lau chùi và có thể thay đổi màu sắc tùy ý, luôn mới, gây sự chú ý, vui mắt và không ô nhiễm môi trường của nhóm, lớp.