Gửi ngày: | 21/11/2018 |
Cập nhật ngày: | 21/11/2018 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải khuyến khích 2018
Thiết bị kết hợp thu hút sâu rày tự động dùng năng lượng mặt trời có tích hợp cảm biến nồng độ mặn đáp ứng nhu cầu của hầu hết người trồng lúa hiện nay. Sản phẩm đã dùng các led màu xanh dương, xanh lá cây và tím để thu hút rầy nâu gây hại cho lúa. Cảm biến nồng độ mặn so sánh tỷ trọng chỉ cso thể quan sát bằng mắt thường, nhưng khi kết hợp với cảm biến phát hiện kim loại tiệm cận, nhằm phát cảnh báo hoặc chuyển thành tín hiệu digital làm đầu vào cho các mạch vi điều khiển nghiên cứu khắc phục xâm nhập mặn.
Quy trình chế tạo sản phẩm:
Tạo hệ thống khung sườn: gồm 4 thanh inox để làm trụ đỡ, 1 vòng trong để làm khung bên ngoài và 4 vòng đai ống 90mm để kết nối phao nổi với phần khung.
Lắp đặt các các bộ phận điều khiển và lưu trữ điện năng: gồm 1 mạch điều khiển sạc, 1 cảm biến ánh sáng, 1 cảm biến phát hiện kim loại và pin 12V được tích hợp vào một hộp nhựa đặt phía dưới tấm pin năng lượng mặt trời.
Thiết kế các lồng đèn led màu thu hút côn trùng: hộp nhựa tròn loại 1,5 lít trong suốt có nắm màu trắng cho phù hợp với các led màu, led các màu được gắn vào cái chụp đèn có trụ tản nhiệt bằng nhôm.
Kết nối các mạch điện vào khung máy: đặt pin năng lượng mặt trời ngay giữa để đón ánh sáng, hệ thống mạch điều khiển, các cảm biến, 1 pin 12V được đặt dưới tấm pin năng lượng mặt trời.
Tích hợp các cảm biến mặn: trụ inox chống oxy hóa cao, ít bị bám rong rêu có tỷ trọng thích hợp so với nước mặn tùy theo người dùng chọn mức cảnh báo.
Cách vận hành: bật công tắc nguồn cho thiết bị hoạt động, bật công tắc loa cảnh báo nồng độ mặn, kiểm tra hoạt động của cảm biến ánh sáng bằng cách che quang trở nhằm giảm cường độ ánh sáng, nếu đèn sáng thì mach cảm biến ánh sáng hoạt động bình thường.. Kiểm tra hoạt động của cảm biến nồng độ mặn bằng cách bật công tắc điều khiển loa và lật ngược bộ phận cảm biến để trái nổi di chuyển lên trên. Nếu còi kêu lên thì mạch cảm biến nồng độ mặn hoạt động bình thường. Di chuyển hệ thống đến nới thích hợp để thu hút rầy và đo nồng độ mặn.
Khả năng áp dụng: hệ thống tự hoạt động không cần tới sự điều khiển của người sử dụng. Làm giảm số lượng côn trùng gây hại, giảm bớt lượng thuốc trừ sâu cần dùng, giúp cân bằng hệ sinh thái và phục vụ cho công tác kiểm tra đồng ruộng của người nông dân.
Gửi ngày: | 21/11/2018 |
Cập nhật ngày: | 21/11/2018 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải khuyến khích 2018
Các loại vật liệu làm tranh: các loại đá với các loại màu khác nhau, hồ dán làm bằng bột gạo và bột sắn. Giấy làm tranh bằng các khổ giấy trắng hoặc vải trắng trên thị trường.
Cách tiến hành: Thu thập các loại đá về đập nhỏ thành bột, nghiền gạo thành bột và nấu thành keo, vẽ phác tranh bằng bút chì lên giấy, bôi keo lên giấy sau đó rắc bột màu lên. Keo khô là sản phẩm hoàn thiện.
Các bức tranh đã được tác giả hoàn thiện là tranh phố cổ Hà Nội, tranh Đông Hồ lợn dáy, trạnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tranh không khác biệt so với tranh tạo bằng màu mua trên thị trường và màu tranh bền với thời gian
Gửi ngày: | 20/11/2018 |
Cập nhật ngày: | 20/11/2018 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải khuyến khích 2018
Xuất phát từ thực tế cuộc sống hiện tại đang dùng rất nhiều các sản phẩm làm từ nhựa có chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nhóm tác giả đã dựa vào những hiểu biết sinh học và vật lý để nghiên cứu chế tạo ra một số sản phẩm như bát, đĩa, cốc, thìa từ thân cây chuối và bẹ cau bằng cách xử lý bẹ cau, bẹ chuối bằng hơi nước với nhiệt độ cao rồi đem ép dưới áp suất cao để tạo hình mà không cần đến bất cứ sản phẩm hóa học nào như nhựa polime hay sơn màu.
Quy trình sản xuất của sản phẩm: Bẹ cau , bẹ chuối sau khi lấy tách từ trên cây xuống phải còn tươi, trắng, màu sắc đẹp không bị rách. Rửa sạch sau đó đem phơi từ 1 đến 2 nắng (bẹ cau) hoặc 3 đến 4 nắng (bẹ chuối) sao cho khô hết nước. Sau khi phơi xong bẹ vẫn đảm bảo màu sắc và hình thức đẹp không bị khô quá. Sau đó bẹ được đem đi hấp ở nhiệt độ cao, sấy khô để hết nước, ép phẳng và cuối cùng là đưa vào khuôn ép với áp lực lớn để thành hình sản phẩm.
Các loại bát, đĩa, cốc làm từ bẹ cau, bẹ chuối đều dễ phân hủy, thân thiện với môi trường, thậm chí có thể sử dụng được cả trong lò vi sóng.
Gửi ngày: | 20/11/2018 |
Cập nhật ngày: | 20/11/2018 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải khuyến khích 2018
Xuất phát từ ý tưởng tái sử dụng các phế phẩm trong cuộc sống hàng ngày như bọc ni lông, giấy, hạt xốp, chai nhựa, dăm bào…tác giả đã nghiên cứu ra cách dùng keo dán theo các họa tiết tạo nên các bức tranh đẹp và những bình hoa xinh xắn, góp phần bảo vệ môi trường.
Các sản phẩm thực tế đã được tác giả chế tạo là tranh và hoa, lọ hòa làm từ dăm bào. Tranh được tạo từ hạt xốp. Tranh được làm từ vảy cá, vỏ ốc và ghéo từ vải vụn. Lọ hoa được tạo từ vỏ bầu hồ lô…
Tranh, lọ hoa và hoa bằng gỗ được trang trí trong nhà hoặc dùng làm dụng cụ học tập các môn Công nghệ, Mỹ thuật.
Các sản phẩm tuy được làm theo trí tưởng tượng nhưng cần tính toán một cách chi tiết, cụ thể theo đúng kích thước đã định như vậy mới có thể lắp ráp lại để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Gửi ngày: | 20/11/2018 |
Cập nhật ngày: | 20/11/2018 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải khuyến khích 2018
Lá cây chùm ruột được sử dụng nhiều trong dân gian để làm thuốc chữa các bệnh ngoài da như mề đay, lở ngứa. Nhóm tác giả đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của lá cây chùm ruột bằng cách tiến hành làm cao chiết bằng phương pháp ngâm dầm bởi ethanol 960 trong bình nhựa. Cứ 1 ngày khuấy lên 1 lần, sau 3 ngày lọc lấy dung dịch 1 lần rồi cất giữ cẩn thận nơi ít ánh sáng. Phần bã rắn sau khi lọc tiến hành đổ tiếp dung môi vào để ngâm rồi lại lọc và thực hiện lại quy trình cho đến khi màu của phàn dịch chiết thật nhạt. Dịch chiết ethanol được cô quay đuổi dung môi, sau cô quay thu được cao chiết ký hiệu là CR. Để đánh giá một cách cụ thể khả năng kháng khuẩn của mẫu cao chiết từ lá cây chùm ruột này, nhóm tác giả đã gửi mẫu khảo sát đén Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Sau khi có kết quả khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật thì nhóm tác giả nghĩ đến việc định hướng thay thế hoạt chất kháng khuẩn thường sử dụng trong xà phòng rửa tay là triclosan.
Việc sản xuất xà phòng rửa tay sử dụng hoạt chất kháng khuẩn từ lá cây chùm ruột thay thế triclosan được thực nghiệm theo quy trình: phôi xà phòng được đun cách thủy 700C tạo thành dung dịch, sau đó cho hoạt chất kháng khuẩn và thêm tinh dầu thơm vào dung dịch này, rồi đổ vào khuôn, để nguội 1 ngày là thành xà phòng.