CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.

Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.

Sản phẩm thân thiện với môi trường

Đề tài

Sắp thứ tự theo : Tên | Ngày | Tải xuống [ Tăng dần ]

Thiết bị cảnh báo sớm lũ lụt và sạt lở đất Thiết bị cảnh báo sớm lũ lụt và sạt lở đất

Gửi ngày: 11/01/2019
Cập nhật ngày: 11/01/2019
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải nhất 2018

Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa vì vậy hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là vào mùa mưa bão, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội, đe dọa cuộc sống của nhân dân trong những vùng có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất cao. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm tác giả đã xây dựng và phát triển ý tưởng thiết kế chế tạo “Thiết bị cảnh báo sớm lũ lụt và sạt lở đất”, góp phần phát hiện sớm hiện tượng lũ quét và sạt lở đất để kịp thời ứng phó với thiên tai do hậu quả của biến đổi khí hậu và khí hậu cực đoan, giảm thiệt hại về người và của trong cộng đồng dân cư.

Nhất 02

Cấu tạo của hệ thống cảnh báo gồm có 3 thiết bị: thiết bị đo mực nước, thiết bị đo mưa, thiết bị cảnh báo sạt lở.

Thiết bị đo mực nước được cấu tạo theo kiểu phao ống, ống nước dài 2m, bên trong là thanh mạch ghép dài theo ống nước. Phao tròn di động dọc theo ống nước. Trong thanh mạch có gắn 20 IC A3144, mỗi IC cách nhau 10cm. Bật thiết bị và cắm xuống nước, nước dâng thì phao dâng theo và đồng thời phao sẽ quét qua IC trên ống pháo và tín hiệu chuyển lên mạch của ống phao, cứ 2 phút mạch sẽ gửi thông số mực nước hiện tại về bộ trung tâm.
Thiết bị đo mưa kiểu chao lật 2 tầng. Mỗi lần lật chao tác động nam châm vào công tắc từ gửi tín hiệu về mạch điểu khiển. Ghi nhận xung của chao lật gửi về bộ trung tâm 1 phút 1 lần

Hệ thống cảnh báo sạt lở đất sẽ phân tích hoạt động địa chất và đưa ra cảnh báo cho người dân và thực hiện gọi SOS tới người quản lý để kịp thời đưa ra những biện pháp thích hợp. Hệ thống cảnh báo sạt lở được mô phỏng trên mô hình sa bàn và cảnh bảo được thực hiện bằng ba phương pháp: phương pháp đổ cột, phương pháp đứt dây và cảm biến rung chấn, ngoài ra cũng có thể kết hợp cả quan sát bằng mắt nhờ cam. Các hệ thống cảnh báo này có mối quan hệ với nhau và đều báo về trung tâm điều khiển tổng hợp các kết quả trên máy tính và gửi tin nhắn về người quản lý trung tâm, người trực có thể quan sát trên hệ thống mạch chủ và máy tính để đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Thiết bị cảnh báo sớm lũ lụt và sạt lở đất có thể áp dụng được ở các khu vực vừng núi, vùng có hiện tượng lũ, sạt lở đất, dễ dàng sử dụng, nhỏ gọn và hoàn toàn tự động với độ chính xác cao.

Đàn đá làm từ gạch men Đàn đá làm từ gạch men

Gửi ngày: 10/01/2019
Cập nhật ngày: 10/01/2019
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải nhì 2018

Xuất phát từ niềm say mê âm thanh của cây đàn đá của người dân tộc. Nhóm tác giả sinh sống tại Hà Nội đã nghiên cứu chế tạo ra đàn đá làm từ gạch men. Cây đàn đá này được làm từ 13 thanh gạch men tương ứng với các nốt từ thấp đến cao Đô, rê, mi, fa, son, la, si, đô. Đàn được đặt trên khung tre. Để âm thanh hay hơn, ổn định và chuẩn xác hơn, nhóm tác giả đã treo các mảnh đá lên những sợi dây dù được buộc từ 10 trụ làm từ 10 thanh sắt được gắn chặt vào giá tre. Những phím đàn gạch men được treo từ thấp đến cao ứng với cao độ của các nốt nhạc, điều này giúp người chơi đàn học gõ dễ dàng hơn. Thanh que gõ được làm từ 2 chiếc đũa gắn hạt gỗ to. Để cho cây đàn sinh động hơn thì nhóm tác giả cũng đã trang trí thêm họa tiết thổ cẩm xung quanh.

Nhì 03

Cây đàn được làm từ những vật liệu tái chế dễ tìm, không tốn kém và thân thiện với môi trường. Cây đàn đá làm từ gạch men vừa là đồ dùng học tập để sử dụng trong các giờ học nhạc trên lớp, vừa là một nhạc cụ giải trí trong các giờ ngoại khóa của nhà trường.

Hệ thống tái chế thực phẩm dư thừa trong các cụm dân cư Hệ thống tái chế thực phẩm dư thừa trong các cụm dân cư

Gửi ngày: 10/01/2019
Cập nhật ngày: 10/01/2019
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải nhì 2018

Hiện nay tại các cụm khu dân cư người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác, mọi người vẫn hay dồn chung tất cả các loại rác vào túi nilon rồi cho vào xe rác. Như vậy sẽ có một nguồn thực phẩm dư thừa mà chúng ta vứt đi hàng ngày lại chính là một nguồn tài nguyên lớn đang bị lãng phí. Sự lãng phí này kéo theo nhiều hệ lụy không những về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của người dân. Chính vì những lý do này mà nhóm tác giả muốn tạo ra một hệ thống tái chế thực phẩm dư thừa tại các khu dân cư để phần nào giải quyết được các vấn đề sau: xây dựng và truyền thông nâng cao ý thức phân loại rác của người dân, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc tận dụng rác thải làm phân bón, sản xuất điện, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cao giá trị kính tế của rác thực phẩm, sử dụng nguồn rác tái chế để tạo chuỗi cung ứng thức ăn sạch cho vật nuôi, từ đó tạo nên thực phẩm sạch góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

nhì 04

Cấu tạo của mô hình gồm: khung máy, máy nghiền thực phẩm dư thừa, máy vận chuyển cám trộn, bồn trộn cám và đồ ăn dư thừa đã được xay nhuyễn, máy ép xay cám viên, hệ thống điện.

Cách vận hành: cấp cám cho hệ thống vận chuyển cám. Cắm máy, kiểm tra cảm biến nháy 3 lần, kiểm tra động cơ 4 máy. Cấp đồ ăn dư thừa vào máy nghiền, cảm biến hoạt động. tất cả 4 máy của hệ thống hoạt động. Sau một thời gian ta thu hoạch được cám viên đã được ép.

Mô hình hệ thống máy hoạt động tự động ổn định. Thức ăn dư thừa được nghiền nhỏ, trộn cùng bột cám, đi qua máy ép tạo thành các viên thức ăn dùng trong chăn nuôi. Sau khi áp dụng thành công trong khu vực sinh sống, nhóm tác giả rất muốn mở rộng phạm vi áp dụng, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm ra cộng đồng.

Bộ tranh "trò chơi dân gian" Bộ tranh "trò chơi dân gian"

Gửi ngày: 28/12/2018
Cập nhật ngày: 28/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải ba 2018

Bộ tranh được làm từ bìa cát tông và vải vụn. Những tấm vải vụn tưởng như chỉ vứt đi hoặc làm giẻ lau đã được nhóm tác giả chọn lựa, cắt dán tạo thành những bức tranh sinh động mô tả những trò chơi dân gian như: dung dăng dung dẻ, thả diều, kéo co, trốn tìm, nhảy dây, rồng rắn lên mây, oẳn tù tì, ô ăn quan, nu na nu nống, chơi thuyền hay mô tả những trò chơi hiện đại đuổi hình xếp chữ, ô chữ kì diệu.

ba 08

Bộ tranh được làm trên bìa khổ A2, màu sắc tươi sáng rất dễ quan sát; hình ảnh sinh động, cách thể hiện mới lạ rất hấp dẫn, nội dung giới thiệu dễ hiểu, ngắn gọn. Bên cạnh mỗi bức tranh đều có hướng dẫn cách chơi, hướng dẫn các bài vè trong trò chơi bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bộ tranh có thể giúp các thầy cô giáo hướng dẫn học sinh Việt Nam, học sinh nước ngoài cách chơi các trò chơi dân gian một cách thuận tiện, hấp dẫn.

Ngoài ra mỗi bức tranh trong bộ tranh còn là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện đôi bàn tay khéo léo, góc nhìn ngộ nghĩnh của tác giả, chính vì có thể treo các bức tranh làm điểm nhấn cho phòng khách, phòng làm việc hay hành lang lớp học. Bộ tranh thân thiện với môi trường, không tốn kém tiền bạc, dễ sử dụng.

Nhóm tác giả muốn bộ tranh sẽ giúp các bạn học sinh yêu thích trò chơi dân gian hơn, các bản sẽ có những khoảng thời gian thú vị bên nhau, thêm hiểu thêm yêu quý bạn bè xung quanh mình.

Bức tranh bản em Bức tranh bản em

Gửi ngày: 27/12/2018
Cập nhật ngày: 27/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải ba 2018

Bức tranh Bản em được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên và từ những vật dụng đã qua sử dụng trong gia đình như: viên đá nhỏ, cành cây khô, que hương của dân tộc Nùng An, tăm tre, len sợi…

ba 07

Bằng sự khéo léo và tỉ mỉ tác giả đã dùng những nguyên vật liệu ấy kết hợp lại bằng keo dán để tạo nên một “Bản em” lung linh sắc màu. Mái nhà được làm từ những chiếc ống hút cắt ra và xếp đan xen màu với nhau. Tường nhà được xếp từ thân que hương và những chiếc tăm tre quen thuộc, còn chân que hương được tận dùng để làm phần cánh cổng, làm cửa sổ ngôi nhà. Những viên đá nhỏ thì được xếp lại thành bờ rào xung quanh ngôi nhà sàn. Tán lá cây được làm từ bông y tế và sơ mướp phơi khô tẩm màu nước. Cây cối xung quanh bản làng được làm từ cành cây khô và ống hút. Ngoài ra tác giả còn sử dụng len sợi cắt nhỏ và trộn lẫn các màu để làm nền đất và bầu trời. Khung tranh được làm từ thân cây trúc to, nhỏ khác nhau, phơi khô, tạo màu, cắt ghép lại.

“Bản em” là một tổ hợp của nhũng ngôi nhà sàn mọc san sát nhau, mỗi ngôi nhà được bao quanh bởi hàng rào đá vôi trông rất mộc mạc và giản dị. Bên trong những ngôi nhà ấy chứa đựng niềm mơ ước, khát khao có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Qua bức tranh này tác giả muốn đưa ra một thông điệp rằng: hãy yêu quê hương, đất nước nơi mình sinh ra và lớn lên, Hãy luôn luôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật bản sắc dân tộc quê hương mình. Ngoài ra chúng ta cũng phải biết chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh tránh khỏi những tác động tiêu cực. Và biết dùng khối óc, sự sáng tạo của bản thân mình tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị trang trí, giá trị thẩm mỹ, có ích và làm đẹp cho cuộc sống hàng ngày.

Trang 1 trong tổng số 9 trang

Cơ sở dữ liệu

Đăng nhập



Thăm dò dư luận

Bạn có quan tâm đến Hệ thống CSDL STKT này không?
 

Quảng cáo

logo_VIFOTEC

vdc

vnpt

Đang Online

Hiện có 84 khách Trực tuyến