CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.
Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.
Gửi ngày: | 10/01/2019 |
Cập nhật ngày: | 10/01/2019 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải nhì 2018
Trong việc học tập và giảng dạy, máy chiếu là thiết bị rất quan trọng giúp giáo viên truyền đạt kiến thức đến học sinh dễ dàng và nhanh chóng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy tính với các giá cả khác nhau. Tuy nhiên chưa có chiếc máy chiếu nào tích hợp được cả chức năng trình chiếu và chức năng kết nối internet vào một nhằm phục vụ việc học tập giáo trình và tìm kiếm tài liệu minh họa nhanh chóng giúp giáo viên truyền đạt kiến thức thuận tiện nhất. Vì vậy chúng em đã tạo ra chiếc máy chiếu thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Cấu tạo của máy chiếu bao gồm: Màn hình LCD (phát hình ảnh để chiếu); bóng đèn cao áp (phát sáng để chiếu hình ảnh); kính phản chiếu (chỉnh sửa hình ảnh đúng như hình ảnh gốc); kính ghép màu (màn hình để hiển thị các hình ảnh màu); nguồn cao áp (tạo nguồn cho đèn cao áp); ống kính LENS (phóng to hình ảnh trên nền trắng); mạch smart box (các chức năng thông minh); lăng kính (phản xạ toàn phần)
Do máy chiếu được tích hợp mạch smart box nên ngoài chức năng trình chiếu thông thường, máy còn còn lên mạng được trực tiếp, kết nối với máy tính, kết nối không dây với điện thoại, kết nối với loa ngoài, đầu DVD, kết nối blutooth với các thiết bị, gọi điện video (amazon Alexa, Facebook Mesenger, Skype, Zalo, Viber ….)
Với thiết bị này, việc học tập, tra cứu giải trí sẽ đơn giản, dễ dàng với tất cả mọi người, giúp đưa công nghệ đến sát với mỗi người chúng ta hơn.
Gửi ngày: | 14/01/2019 |
Cập nhật ngày: | 14/01/2019 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải nhất 2018
Phòng thí nghiệm là nơi học tập, nghiên cứu tuy nhiên ở đó cũng là nơi đặc biệt nguy hiểm nếu không tuân thủ quy tắc an toàn. Thực tế cho thấy tình trạng mất an toàn khi thực hiện thí nghiệm hoá học trong các trường học là rất cao, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của giáo viên và học sinh(gần đây nhất vào tháng 2/2017 là vụ việc nữ sinh ở trường Phan Đình Phùng – Hà Nội đã bị bỏng nặng ở phòng thí nghiệm hóa của nhà trường) đồng thời làm nảy sinh tình trạng ngại thực hiện các thí nghiệm thực hành.
Việc dạy và học rất cần sự trực quan, dễ quan sát và nhiều học sinh có thể quan sát thí nghiệm cùng một lúc khi thí nghiệm được tiến hành.
Việc ứng dụng công nghệ tự động và robot vào các lĩnh vực của cuộc sống đang dần trở nên phổ biến hơn bởi robot giúp cho chúng ta có thể thực hiện được những việc mà chúng ta không thể trực tiếp làm được. Từ những lý do trên nhóm chúng em đã chọn đề tài “Robot thí nghiệm hoá học”.
Cấu tạo của robot: gồm 2 phần chính là phần mềm điều khiển (viết bằng ngôn ngữ C#) do nhóm tự làm…phần mềm sẽ điều khiển thiết bị, bơm hoá chất, vận hành hoạt động của cánh tay robot và phần cơ điện như cánh tay robot( vẽ và in 3D) hệ thống khung nhôm kính, rơ le điều khiển bơm, 2 nguồn 5V và 12V, sử dụng ardunio để lập trình.
Hoạt động: Học sinh sẽ nhập thể tích hoá chất để máy bơm sẽ tự động bơm hoá chất vào ống nghiệm…sau đó sẽ nhập tên hoá chất vào phần mềm, phần mềm sẽ tự động đưa ra chất sản phẩm và hiện tượng thí nghiệm, đồng thời cánh tay robot sẽ tiến hành thí nghiệm tự động gắp đổ và hoà trộn hoá chất Qua thời gian làm việc nhóm và tiến hành nghiên cứu. Nhóm đã tích hợp lại để hoàn thiện sản phẩm với các tính năng ưu việt: Thí nghiệm hóa học tự động, chính xác và an toàn. Có khả năng xử lý các chất độc sau khi thí nghiệm. Đưa ra những kết quả đúng với thực tế, học sinh quan sát thí nghiệm trực quan nhất. Sử dụng các module cảm biến để cảnh báo, có khả năng xử lý khi gặp sự cố, kết hợp phần mềm điều khiển trên máy tính, điện thoại và camera live stream ( kết nối vạn vật, chạy theo cuộc công nghiệp 4.0). Hệ thống hoạt động ổn định, chính xác và dễ sử dụng. Giá thành rẻ: Tổng chi phí là 3 triệu đồng
Bên cạnh đó còn có một ứng dụng điều khiển bằng điện thoại, ứng dụng còn có tác dụng giúp học sinh tìm kiếm phương trình hoá học, giúp học sinh học tốt môn hoá học do nhóm tự làm dựa trên nền tảng của google.