CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.
Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.
Gửi ngày: | 28/12/2018 |
Cập nhật ngày: | 28/12/2018 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải ba 2018
Nghêu là loài hải sản có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc. Nhưng việc thu hoạch nghêu thì không hề dễ dàng. Theo khảo sát thực tế, nhóm chúng em nhận thấy việc thu hoạch nghêu hiện nay ở nước ta đa phần đều dùng những công cụ thô sơ như liền, cào… tốn nhiều sức lực và thời gian nhưng đối với những người dân ven biển nuôi nghêu đã trở thành công việc chính đem lại nguồn thu nhập chủ yếu. Rất nhiều người chọn nghề này để làm kế mưu sinh, công việc tưởng chừng như đơn giản không mất nhiêu thời gian chăm sóc ấy nhưng lại khá vất vả, nhất là trong khâu thu hoạch. Mỗi ngày có đến hàng trăm con người đủ mọi lứa tuổi, từ sáng tinh mơ cho đến xế chiều, bất luận nắng mưa, họ cần mẫn ngâm mình dưới dòng nước đục để mò nghêu kiếm sống, bất chấp mọi hiểm nguy đang chực chờ. Công việc này làm lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vì họ phải lam việc thường xuyên dưới ánh nắng chói chang và ngâm mình trong nước thường xuyên, đặc biệt là những người phụ nữ họ rất dễ mắc bệnh phụ khoa, để thu hoạch được nghêu thì người thợ cào phải dùng sức tay cào bới liên tục, tốn rất nhiều công sức và thời gian. Đối với người thợ cào khỏe thì trung bình mỗi ngày thu hoạch được khoảng 10 kg, còn không thì 5 – 7 kg là nhiều. Chính vì thế để giảm bớt một phần khó khăn cho người dân va tăng hiệu quả kinh tế, nhóm chúng em đã thiết kế ra “Máy hỗ trợ thu hoạch nghêu”. Máy của chúng em tạo ra với mong muốn giúp việc thu hoạch nghêu trở nên dễ dàng hơn, giảm thời gian, nâng cao năng suất thu hoạch, giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí thuê nhân công, tăng hiệu quả kinh tế và đặc biệt là có thể sàng lọc nghêu.
Đề tài được xây dựng trên nguyên lý hoạt động của các bộ phận như: Băng truyền tải, bánh lồng, lưỡi xúc, lồng quét.... Các bộ phận chuyền động cơ khí khác, liên kết với nhau theo một chuỗi truyền động đồng bộ, linh hoạt, đạt được hiệu quả như mong muốn của người sử dụng. Nghêu nằm rong cá được lưỡi xúc đưa lên khỏi mặt cát, sau đó sẽ được cơ cấu lồng quét tự động quay quét nghêu lên băng truyền nhờ bánh xe chủ động dẫn động qua bộ truyền động xích, sau đó nghêu có lẫn cát sẽ được sàng loại bỏ cát lần cuối trên băng chuyền có đục lỗ được dẫn động qua cơ cấu bánh răng ăn khớp đảo chiều, cát sẽ qua các lỗ trên băng truyền rơi lại biển, còn những con nghêu có kích thước đảm bảo thu hoạch thì được đưa về bệ hứng để vào bao.
Máy được thiết kế với kết cấu cơ khí chuyển động đơn giản, dễ thao tác, lắp ráp, sửa chữa, nhất là kích thước và khối lượng máy phù hợp với mọi đối tượng trong độ tuổi lao động. Tạo ra hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn lợi lớn cho người dân.
Gửi ngày: | 28/12/2018 |
Cập nhật ngày: | 28/12/2018 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải ba 2018
Với những người dân làm nghề nuôi trồng thủy sản rất vất vả vốn đầu tư là rất lớn. Vốn đầu tư vào xây dựng đầm, giống, thức ăn. Đặc biệt là các đầm nuôi tôm, cá thì thường xuyên phải dùng điện để chạy máy sục khí. Hàng tháng, người nông dân đều phải trả một số tiền điện cho việc sử dụng các máy sục khí. Có những năm thời tiết không thuận lợi, người dân bị mất mùa thì việc trả tiền điện cho một vụ tôm, cá là vấn đề rất lớn. Vì vậy, đề tài mà chúng em nghiên cứu chế tạo “Máy khuấy, đảo khí cho đầm nuôi trồng thủy sản bằng năng lượng gió” nhằm thay thế các máy sục khí hoạt động bằng điện để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm chi phí cho người nông dân khi nuôi trồng thủy sản, giảm giá thành sản phẩm đầu ra của thủy sản, đặc biệt là tôm cá, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm“ Máy khuấy, đảo khí cho đầm nuôi trồng thủy sản bằng năng lượng gió” do chúng em thiết kế sau khi hoàn thiện hoạt động tốt khi có gió từ cấp 3 trở lên, có thể thay thế các máy sục khí hiện nay.
Hệ thống hoạt động an toàn, vậnhành đơn giản hiệu quả, quá trình hoạt động không xảy ra những rủi ro, đúng ý tưởng và mục đích nghiên cứu thiết kế.
Giá thành sản phẩm khoảng 2.5 triệu đồng, rẻ hơn giá thành của một chiếc máy sục khí thông thường, tiết kiệm chi phí, góp phần bảo vệ môi trường vì dùng năng lượng gió và mặt trời.
Nhằm khăc phục tình trạng khi không có gió hoặc gió nhỏ hơn cấp 3,nhóm chúng em sau khi thảo luận đi đến thống nhất phương án dự phòng đó là lắp thêm động cơ điện chạy bằng pin năng lượng mặt trời. Khi pin được nạp đầy có thể chạy động cơ hoặc thắp sáng cho đầm tôm (Giá thành bộ động cơ điện chạy bằng năng lượng mặt trời là 3 triệu)
Thiết bị không chỉ dùng với đầm nuôi tôm mà còn dùng với các đầm nuôi trồng thủy sản các loại khác. Có thể tăng số vòng quay của cần gạt nước bằng cách tăng tỉ số truyền của bánh răng.
Chúng em mong muốn những kết quả nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp cho người nông dân bớt khó khăn trong việc đầu tư vốn và chi phí trong nuôi trồng thủy sản để khuyến khích, phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của nước nhà.
Gửi ngày: | 28/12/2018 |
Cập nhật ngày: | 28/12/2018 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải ba 2018
“Nắp cống thoát nước, chống mùi bảo vệ môi trường” là một sản phẩm sáng tạo vừa có chức năng thoát nước đồng thời lại vừa ngăn chặn được mùi hôi thối bốc lên từ miệng cống, góp phần bảo vệ môi trường và làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.
Sản phẩm “Nắp cống thoát nước, chống mùi bảo vệ môi trường” có cấu tạo gồm 03 bộ phận chính, đó là: (1) Nắp cống (hình chữ nhật hoặc hình vuông, các nan kim loại liên kết với nhau xen kẽ là các ô thoátnước); (2) Máng thu nước (hình mái nhà dốc sang hai bên, liên kết với nắp cống); (3) Hai cửa thoát nước, ngăn mùi tự động (hình chữ nhật, mỗi cửa có cấu tạo gồm hai miếng riêng biệt nhưng lại liên kết với nhau bằng bản lề để tạo sự mềm dẻo trong quá trình vận hành).
Sản phẩm vận hành hoàn toàn tự động dựa trên nguyên lý lực đẩy của dòng nước và lực cân bằng. Khi có một lượng nước (nước sinh hoạt hoặc nước mưa) chảy ra đường sẽ được thu hồi chảy qua nắp cống xuống hai bên máng thu nước phía dưới nắp cống. Ở đó nước sẽ tạo ra một lực đẩy nhất định, nhờ lực đẩy này mà 2 cửa thoát nước sẽ tự động mở để xả toàn bộ lượng nước được thu hồi ra ngoài. Khi không còn nước trong máng, 2 cửa thoát nước sẽ tự động đóng lại về vị trí cân bằng ban đầu. Do đó,mùi hôi thối dưới cống sẽ không bốc lên được và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Trên thực tế, nắp cống thoát nước tại các đường phố còn một số tồn tại bất cập, đặc biệt là không ngăn chặn được mùi hôi thối ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng, mất mỹ quan đô thị.
Sản phẩm “Nắp công thoát nước, chống mùi bảo vệ môi trường” chế tạo hoàn toàn từ các vật liệu thông thường, có sẵn trên thị trường mà không gây độc hại như: Sắt, thép, gang, inox, nhựa cứng…. Sản phẩm nếu được sản xuất lắp đặt và đưa vào thực tiễn sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập mà nắp cống hiện hữu chưa giải quyết được.
Chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường sống quanh ta là mộtvấnđề “NÓNG” khôngc hỉ ở Việt Nam mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt trên toàn thế giới. Tác giả mong muốn sản phẩm “Nắp công thoá tnước, chống mùi bảo vệ môi trường” sớm được triển khai áp dụng vào thực tiễn để góp phần vào sự nghiệp giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Gửi ngày: | 28/12/2018 |
Cập nhật ngày: | 28/12/2018 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải ba 2018
Một lần bóc quả vải ăn, em bóc hết lớp vỏ cứng ngoài thì xuất hiện 1 lớp vỏ mỏng bên trong bảo vệ quả vải, lớp vỏ đấy là lớp vỏ giấy bên trong của mỗi quả vải, con người ít khi để ý đến nhưng nhờ có lớp vỏ đấy mà chất lượng quả vải được bảo vệ tốt hơn, từ đó em nảy ra ý tưởng sao không tạo ra lớp vỏ ngoài thật mỏng, vô hình để bảo vệ cho quả vải, an toàn với sức khỏe của con người. Lớp vỏ đó cần rất mỏng, mịn và phải từ các nguyên liệu polime tự nhiên. Từ đó em bắt đầu tìm hiểu tài liệu về các sản phẩm vỏ bọc thực phẩm.
Các loại vỏ bọc đều là các màng bọc nên kích thước sẽ bị hạn chế khi bao bọc cả một khối lượng vải nhiều khi thu hoạch, đặc biệt nguyên liệu đều là nhựa. Câu hỏi đặt ra liệu tạo ra một dung dịch mà khi vừa thu hái xong thì phun dung dịch hoặc nhúng sản phẩm quả vải vào để sau đó quả vải được bao bọc một lớp màng mỏng vô hình nhưng lại bảo vệ tốt, kéo dài thời gian làm quả vải tươi lâu, giữ mầu sắc mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, nhãn quan thị hiếu của sản phẩm. Em tiếp tục nghiên cứu công nghệ bảo quản khử khuẩn là công nghệ nano Ag, các loại vỏ bọc được phủ nano Ag. Nhưng chế phẩm nano bạc thì lại làm chi phí tăng lên.
Câu hỏi đặt ra là liệu có sự phối hợp giữa lớp màng vô hình cách ly quả vải với môi trường bên ngoài và chế phẩm nano Ag có tác dụng diệt vi khuẩn nấm được không? Nguyên liệu tạo màng vô hình là nguyên liệu polime thiên nhiên nào?.. Như vậy có thể sử dụng nguyên liệu là kén tơ tằm thải loại để tách chiết tạo ra dung dịch fibroin mỏng, không màu và an toàn với người sử dụng. Từ đó chúng em bắt tay nghiên cứu đề tài : “SẢN XUẤT DUNG DỊCH TẠO MÀNG BẢO QUẢN VẢI THIỀU BẰNG NGUYÊN LIỆU TƠ TẰM TÁI CHẾ VÀ NANO BẠC”. Đây sẽ là một đề tài mới chưa hề được nghiên cứu ứng dụng của fibroin để tạo dung dịch tạo màng lụa, cũng như là thử nghiệm phối trộn dung dịch với chế phẩm nano Ag để dùng bảo quản vải thiều ngay sau thu hoạch ở Tỉnh Bắc Giang. Về mặt nguyên tắc, lớp phủ thực phẩm phải là một vật liệu nền có đặc tính cơ học mạnh mẽ với các nhóm chức kỵ nước nhằm phát huy tính thấm thấp với oxy và hơi nước, nhờ đó kiểm soát tốc độ hô hấp của quả vải. Lớp phủ ăn được này còn phải tương thích sinh học, vừa thân thiện môi trường, vừa có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và đặc biệt không gây dị ứng khi ăn. Nếu để tài thành công, sẽ mở ra một hướng mới trong ngành công nghệ bảo quản thực thẩm cũng như góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế khi nuôi tằm và giá trị kinh tế của sản phẩm vải thiều, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Gửi ngày: | 03/12/2018 |
Cập nhật ngày: | 03/12/2018 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Giải khuyến khích 2018
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm, độ ẩm không khí rất cao nên vi khuẩn và nấm mốc phát triển rất mạnh, điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và gây bất tiện cho con người, đặc biệt là giày dép. Để giải quyết vấn đề này, chúng em đã chế tạo dung dịch khử mùi, khử khuẩn dạng bình xịt sử dụng hạt Nano bạc nguồn gốc tự nhiên Ag – Nano Bio. Trong nghiên cứu này, chúng em sử dụng dịch chiết cây bạc hà làm tác nhân khử và ổn định để chế tạo các hạt nano bạc.
Nguyên liệu chế tạo nên sản phẩm này này bao gốm: Muối bạc AgNO3, lá bạc hà, hương liệu bạc hà, cồn 600. Thiết bị dùng để chế tạo sản phẩm bao gồm: máy khuấy từ, máy li tâm, giấy lọc, cân điện tử, cốc thủy tinh các mức, bình định mức các mức.
Cách chế tạo: các hạt nano bạc được tổng hợp bằng cách xử lý dùng dung dịch AgNO3 với chiết xuất từ lá bạc hà. Đầu tiên, tiến hành tách chiết thực vật : Cân 5g lá bạc hà bằng cân điện tử, cho vào 100ml nước cất, đun sôi ở 1000C trong 10phút, để nguội lọc qua lấy lọc để tách lấy dịch chiết. Sau đó, định mức 30ml dung dịch AgNO3 0,001M đặt lên máy khuấy từ với tốc độ 1000 vòng/phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó, nhỏ từ tử 5ml dịch chiết lá cây, quá trình khử diến ra trong vòng 25 phút. Sau khi dung dịch nano bạc được hình thành sẽ dược đưa vào máy ly tâm với tốc độ 5000 vòng/phút để loại bỏ các tạp chất hữu cơ. Rồi tách lấy dịch trong. Pha hỗn hợp dung dịch trong này với cồn 60 độ kết hợp với hương liệu bạc hà theo tỉ lệ 80:18:2 (ml). Sản phẩm cuối cùng sau khi chế tạo sẽ được đựng trong lọ thủy tinh tối màu để tránh các hạt nano bạc tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị õi hóa. Khi sử dụng, chỉ cần lắc nhẹ dung dịch và xịt là được.
Qua thực nghiệm thực tế, dung dịch có tính sát khuẩn mạnh, có mùi hương thơm bạc hà, có khả năng khử khuẩn và khử mùi ở trên giày dép, giúp cho người đi giày tự tin khi sử dụng.