CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.

Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.

Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống

Đề tài

Sắp thứ tự theo : Tên | Ngày | Tải xuống [ Giảm dần ]

NC chế biến khẩu phần ăn chứa tinh bột củ mài(RHZOMA DIOSOREA PERSIMILIS) cho BN đái tháo đường NC chế biến khẩu phần ăn chứa tinh bột củ mài(RHZOMA DIOSOREA PERSIMILIS) cho BN đái tháo đường

Gửi ngày: 28/12/2013
Cập nhật ngày: 28/12/2013
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 2

Sản phẩm của  nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế

Nghiên cứu sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học từ  xạ khuẩn Streptomyces, nấm Trichoderma để phòng c Nghiên cứu sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học từ xạ khuẩn Streptomyces, nấm Trichoderma để phòng c

Gửi ngày: 25/07/2017
Cập nhật ngày: 27/07/2017
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
 
Hiện nay để phòng trừ bệnh trên cây ớt người nông dân đa số sử dụng biện pháp hóa học nhưng không phải lúc nào việc xử lý hoá chất cũng mang lại hiệu quả. Đặc biệt bệnh thán thư hiện nay đã trở nên kháng thuốc và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm khó tránh khỏi. Chính vì vậy chế phẩm tạo ra sự khác biệt về chất lượng, sử dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương và đơn giản dễ sử dụng bằng phương pháp xử lý cây giống giống trước trồng.

1. Tính mới và sáng tạo:Phân lập và tuyển chọn được 2 chủng Trichoderma asperellum T89 và Streptomyces cavourensis S2 bản địa từ đất trồng ớt ở khu vực miền Trung. Chế phẩm được tạo ra từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, phối trộn 2 tác nhân sinh học với tỉ lệ 1:1 đem lại hiệu quả trong phòng trừ và hiệu quả kinh tế.

2. Khả năng ứng dụng: Đề tài thực hiện ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định và Ninh Thuận, có thể ứng dụng ở các vùng trồng ớt trong cả nước.

3. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – xã hội: Chế phẩm có hiệu quả phòng trừ đạt trên 60% và tăng xuất tăng 15% và tương đương lợi nhuận tăng 4,1-6 triệu đồng/ha. Đây là sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường giúp sản xuất ớt bền vững

Công nghệ cấy truyền phôi theo phương pháp gây rụng trứng tạo thể vàng đồng pha để sản xuất bò BBB Công nghệ cấy truyền phôi theo phương pháp gây rụng trứng tạo thể vàng đồng pha để sản xuất bò BBB

Gửi ngày: 26/07/2017
Cập nhật ngày: 27/07/2017
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

TS. Sử Thanh Long
Viện nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và bệnh nhiệt đới

Trước đây khi tiến hành cấy truyền phôi bò, các nhà khoa học thường sử dụng tổ hợp kích dục tố gây động dục đồng pha trên bò nhận phôi. Tuy nhiên, nhiều bò biểu hiện động dục nhưng không rụng trứng, dẫn tới không hình thành thể vàng nên không có progesterone để an thai. Bằng phương pháp này, chúng tôi chủ động dùng tổ hợp hormone sinh sản gây rụng trứng tạo thể vàng đồng pha, để đảm bảo trong máu bò luôn có hàm lượng progesterone tiết ra từ thể vàng, có tác dụng an thai. Tuy nhiên, bò có thể vàng tiết progesterone nhưng nồng độ progesterone huyết thanh không đủ thì cũng không đem lại tác dụng an thai, do đó vào ngày thứ 6 sau khi động dục, chúng tôi lấy máu tất cả các bò để định lượng nồng độ progesterone huyết thanh, chỉ thực hiện cấy truyền trên những bò có nồng độ > 3ng/ml. Bằng phương pháp gây rụng trứng tạo thể vàng đồng pha, công ty giống gia súc Hà Nội đã cấy truyền thành công tạo ra 03 bê BBB thuần chủng, đang được nuôi dưỡng tại Nông trường bò Phù Đổng. Phương pháp được áp dụng và kết quả của công trình mở ra hướng phát triển mới trong nhân nhanh đàn, cải tạo phẩm chất di truyền của đàn bò Việt Nam.

Trang 2 trong tổng số 2 trang

Cơ sở dữ liệu

Đăng nhập



Thăm dò dư luận

Bạn có quan tâm đến Hệ thống CSDL STKT này không?
 

Quảng cáo

logo_VIFOTEC

vdc

vnpt

Đang Online

Hiện có 139 khách Trực tuyến