CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.
Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.
Gửi ngày: | 07/04/2015 |
Cập nhật ngày: | 07/04/2015 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Tác giả: Nguyễn Vũ Quỳnh và cộng sự
Trường Đại học Lạc Hồng
Hệ thống sản xuất cuộn cảm bao gồm các công đoạn như: Cắt dây, quấn dây vào lõi từ, nhúng chất hàn, kiểm tra độ tiếp xúc và các thông số của sản phẩm. Hệ thống sản xuất cuộn cảm là đề tài hợp tác giữa Trường Đại học Lạc Hồng đại diện là Khoa Cơ điện – Điện tử và Công ty NEC/TOKIN Viêt Nam.
Gửi ngày: | 02/04/2015 |
Cập nhật ngày: | 07/04/2015 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 0 |
Tác giả: Bùi Trung Thành
"Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy cắt- vớt – băm sơ bộ lục bình (bèo tây), rong, cỏ dại trên sông, kênh, rạch, phục vụ cấp thoát nước cho sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng và vệ sinh môi trường cho các kênh rạch đô thị Việt Nam" là đề tài giải quyết hạn chế của các giải pháp đã biết từ trước đến nay việc làm vệ sinh như máy cắt - vớt - băm sơ bộ rong, cỏ dại mọc dưới lòng kênh ở các tỉnh trong cả nước cũng như việc vớt rác thải nổi trên kênh đô thị đều làm bằng lao động thủ công, chưa có bất cứ loại máy tự hành chuyên dùng nào có đầy đủ các tính năng như đã nêu.
Do làm bằng thủ công nên năng suất, chất lượng cắt,vớt, dọn rong cỏ thấp, không thể làm hết các tuyến kênh (chỉ làm vệ sinh được các đoạn xung yếu). Việc làm này có thể nói là “làm được chăng hay chớ “ vừa dọn xong đầu này thì vài tháng sau rong cỏ lại tiếp tục phát triển trở lại trong khi đội vệ sinh thì cả năm trời mới có cơ hội quay lại chỗ cũ và lại làm lại từ đầu.
Rong, cỏ, rác thải nổi, bèo lục bình và các loại thực vật sinh sống chen nhau, phát triển lâu ngày dưới lòng kênh làm giảm vận tốc dòng chảy, giảm lưu lượng cấp, thoát nước, giảm sức chứa nước trong lòng kênh, làm mất vệ sinh môi trường, mất mỹ quan kênh rạch, làm cản trở giao thông đường thuỷ cả về mật độ lưu thông lẫn vận tốc lưu thông trên sông, trên kênh, rạch, gây kẹt chân vịt và các hỏng hóc khác do rong, cỏ rác cuốn chặt vào (ví dụ tuyến tàu cao tốc TP HCM và Vũng Tàu, trên sông Sài gòn, lái tàu phải thường xuyên phải cho tàu dừng lại và cho quay ngược chân vịt để gỡ rong, cỏ ra).
Đối với một số trạm bơm và các cửa van cấp nước trên kênh mương, rong, bèo lục bình xâm lấn làm cản trở dòng chảy ở cửa van phân phối nước và buồng hút nước của trạm bơm. Để khắc phục vấn đề này người ta phải dùng máy đào đứng trên bờ vươn cần xuống và gom xúc lên bằng gàu xúc. Công việc làm vệ sinh theo cách này mang tính giải pháp, cục bộ, nêu làm nhiều thì chi phí cao, rất tốn kém.
Hàng năm các Công ty Quản lý khai thác các Công trình Thủy lợi, Các Công ty dịch vụ công ích đều được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cấp kinh phí để tổ chức dọn vệ sinh lòng kênh, mương để duy trì hoạt động. Thực tế các phương pháp làm vệ sinh bằng cách sử dụng lao động thủ công kết hợp máy Kobe như trên các hình 1,2,3 chỉ là làm tạm, lãng phí nhưng không triệt để, do không có phương tiện máy móc chuyên dùng nên toàn bộ việc máy cắt-vớt- băm sơ bộ rong, cỏ dại, lục bình, rác thải nổi vừa cồng kềnh, vừa có khối lượng lớn nên năng suất và chất lượng công việc rất thấp, người lao động phải làm việc vất vả.
Mặt khác khi dọn vệ sinh và cắt vớt rong, cỏ dại, lục bình để dễ và chất lượng công việc cao hơn người ta phải đóng kín các cửa van cấp nước để làm cạn nước trên toàn tuyến kênh, mương. Việc ngưng cấp nước để làm vệ sinh trong nhiều ngày đã gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dọc theo toàn bộ tuyến kênh mương đi qua khu dân cư sinh hoạt và sản xuất.
Những trở ngại do rong, cỏ, lục bình, rác trên tuyến kênh, mương dẫn nước, hồ chứa và các trạm bơm như trên đã nêu đang gây bức xúc cho các đơn vị làm nhiệm vụ cấp thoát nước đô thị, cấp thoát nước sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp, yêu cầu cần phải giải quyết sớm.
Để khắc phục cho vấn đề này một số Công ty thuỷ lợi trong nước đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra cách giải quyết triệt để hơn và bước đầu đã thu được một số kết quả.
Gửi ngày: | 14/03/2014 |
Cập nhật ngày: | 14/03/2014 |
Kích thước File: | Không rõ |
Downloads: | 0 |
Trần Sỹ Thái và cộng sự
Xí Nghiệp Xây Lắp KS&SC Công Trình Dầu Khí – Liên Doanh Việt Nga - Vietsovpetro
Tình trạng trước khi có đề tài:
Các chân đế lắp đặt ở thềm lục địa Việt Nam thường có độ sâu nhỏ hơn 60m nước. Biện pháp thi công chế tạo, lắp đặt thường áp dụng các biện pháp truyền thống:
- Chế tạo trên bãi bằng phương án quay lật panel nhỏ dùng 1 đến 2 cẩu và không cần sự hỗ trợ của kích nâng.
- Hạ thủy chân đế xuống sà lan bằng tàu cẩu hoặc trailler
- Lắp đặt chân đế bằng phương án cẩu nhấc dùng tàu cẩu
Thi công, lắp đặt chân đế có độ sâu nước hơn 100m phải trang thiết bị chuyên dùng từ nước ngoài và nhà thầu nước ngoài trực tiếp thi công.
Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam và tối ưu nhất cho việc chế tạo, lắp dựng và hạ thủy chân đế siêu trường siêu trọng trong vùng nước sâu hơn 100m
Gửi ngày: | 28/12/2013 |
Cập nhật ngày: | 28/12/2013 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 3 |
Sản phẩm của nhóm tác giả Trường Đại học Sao Đỏ
Gửi ngày: | 28/12/2013 |
Cập nhật ngày: | 28/12/2013 |
Kích thước File: | Rỗng |
Downloads: | 2 |
Sản phẩm của nhóm tác giả Điện lực Hòa Thành - Công ty Điện lực Tây Ninh