CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.

Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.

Chi tiết Đề tài:  Nghiên cứu sản xuất màng sinh học từ phế phẩm tơ tằm chiếu xạ để bảo quản trái dâu tây

Thuộc tínhGiá trị
Tên Đề tài:Nghiên cứu sản xuất màng sinh học từ phế phẩm tơ tằm chiếu xạ để bảo quản trái dâu tây
Mô tả:

Giải nhất 2018

Trong xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe, giá trị cảm quan, ý thức môi trường sống cũng ngày được nâng cao. Mọi người, mọi nhà sẽ có xu hướng sử dụng các sản phẩm, chế phẩm tự nhiên, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng. Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu tạo chế phẩm màng sinh học từ kén tơ tằm thải bằng phương pháp chiếu xạ gamma để bảo quản trái dâu tây tươi. Sau đó thực hiện các thí nghiệm ứng dụng màng sinh học trong bảo quản trái dâu tây tươi ở điều kiện nhiệt độ khác nhau và kiểm tra tính hiệu quả của chế phẩm.

Nhất 03

Nhóm tác giả đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất fibroin tan từ tơ tằm thải kém chất lượng làm màng bảo quản trái dâu tây tươi trên cơ sở xử lý fibroin khó tan bằng bức xạ gamma kết hợp với dung dịch kềm loãng. Các thông số được chọn để thực hiện trong quy trình gồm có: Liều xạ 7 kGy, dung dịch NaOH 0,2%, nhiệt độ 1210C và thẩm tích tinh sạch sản phẩm. Sản phẩm fibroin thu được ở dạng dung dịch màu vàng nhạt, hàm lượng fibroin 30gam/lit, pH 6,8-7,2. Ứng dụng màng sinh học (fibroin) bảo quản trái dâu tây tươi cũng đã được thực nghiệm. Hàm lượng fibroin tan sử dụng để tạo màng có hiệu quả với nồng độ 3gam fibroin/lít. Khi trái dâu được bọc màng fibroin này thì độ thoát nước, độ hụt khối của trái dâu tây tươi sau 7 ngày giảm đáng kể khi bảo quản ở nhiệt độ 18-250C và nhiệt độ 6-80C. Phối trộn màng với tinh dầu chanh ở nồng độ 0,5% đã làm giảm tỷ lệ thối, chậm chín, trái cứng, đài quả tươi hơn.

Sau khi nghiên cứu nhóm tác giả đã áp dụng cho một số vườn dâu tây tại tỉnh Lâm Đồng để bảo quản trái dâu tây, hiểu quả kinh tế thu được tương đương với kết quả thực nghiệm đã tính toán. Màng sinh học này có thể dùng để bảo quản các loại trái cây khác như nho, cà chua, chuối, hồng, táo, lê…

Tên File:Nghiên cứu sản xuất màng sinh học từ phế phẩm tơ tằm chiếu xạ để bảo quản trái dâu tây.doc
Kích thước File: Rỗng
Kiểu File:doc (Kiểu Mime: : application/msword)
Người gửi:hoangngan
Gửi ngày 14/01/2019 02:42
Nhóm được phép:Tất cả mọi người
Quản lý:Soạn giả - Editor
Tải xuống:0 Tải xuống
Cập nhật: 14/01/2019 02:45
Trang chủ:

Cơ sở dữ liệu

Đăng nhập



Thăm dò dư luận

Bạn có quan tâm đến Hệ thống CSDL STKT này không?
 

Quảng cáo

logo_VIFOTEC

vdc

vnpt

Đang Online

Hiện có 53 khách Trực tuyến