Cơ khí và tự động hóa

Đề tài

Sắp thứ tự theo : Tên | Ngày | Tải xuống [ Tăng dần ]

Thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị tự động hóa,  tiếp thu công nghệ dây chuyền sx AMÔNI NITRAXỐP Thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị tự động hóa, tiếp thu công nghệ dây chuyền sx AMÔNI NITRAXỐP

Gửi ngày: 28/12/2013
Cập nhật ngày: 28/12/2013
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 3

 Sản phẩm của nhóm tác giả thuộc Công ty TNHH MTV 95/Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng/BQP

Thiết kế, chế tạo thiết bị đầu quay không lõi làm sạch cáu cặn trong lòng ống trao đổi nhiệt bằng nước, khí áp lực cao Thiết kế, chế tạo thiết bị đầu quay không lõi làm sạch cáu cặn trong lòng ống trao đổi nhiệt bằng nước, khí áp lực cao

Gửi ngày: 17/06/2019
Cập nhật ngày: 17/06/2019
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải nhì 2018

Đơn vị chủ trì: Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Hàn và Xử lý bề mặt - Viện nghiên cứu Cơ khí
Địa chỉ: Số 4 – Phạm Văn Đồng – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội.
Lãnh đạo đơn vị: PGS.TS. Lê Thu Quý
Chủ nhiệm: ThS. Ngô Xuân Cường
Đồng chủ nhiệm: PGS.TS. Lê Thu Qúy, ThS. Đỗ Thanh Tùng
Cộng sự: ThS. Nguyễn Anh Dũng
Đơn vị phối hợp: Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

Thiết kế thi công và chế tạo tàu thủy chở nhựa đường HH15 Thiết kế thi công và chế tạo tàu thủy chở nhựa đường HH15

Gửi ngày: 28/12/2013
Cập nhật ngày: 28/12/2013
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 4

Sản phẩm của nhóm tác giả thuộc công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà.

Phương án tối ưu để chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường trọng ở vùng nước sâu hơn 1000 m Phương án tối ưu để chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường trọng ở vùng nước sâu hơn 1000 m

Gửi ngày: 14/03/2014
Cập nhật ngày: 14/03/2014
Kích thước File: Không rõ
Downloads: 0

Trần Sỹ Thái và cộng sự
Xí Nghiệp Xây Lắp KS&SC Công Trình Dầu Khí – Liên Doanh Việt Nga - Vietsovpetro

Tình trạng trước khi có đề tài:

Các chân đế lắp đặt ở thềm lục địa Việt Nam thường có độ sâu nhỏ hơn 60m nước. Biện pháp thi công chế tạo, lắp đặt thường áp dụng các biện pháp truyền thống:

- Chế tạo trên bãi bằng phương án quay lật panel nhỏ dùng 1 đến 2 cẩu và không cần sự hỗ trợ của kích nâng.

- Hạ thủy chân đế xuống sà lan bằng tàu cẩu hoặc trailler

- Lắp đặt chân đế bằng phương án cẩu nhấc dùng tàu cẩu

Thi công, lắp đặt chân đế có độ sâu nước hơn 100m phải trang thiết bị chuyên dùng từ nước ngoài và nhà thầu nước ngoài trực tiếp thi công.

Mục đích của đề tài

Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam và tối ưu nhất cho việc chế tạo, lắp dựng và hạ thủy chân đế siêu trường siêu trọng trong vùng nước sâu hơn 100m

 

Nghiên cứu, xây dựng quy trình và hàn phục hồi nâng cao hiệu suất làm việc của trục vít ép đùn trong lĩnh vực sản xuất gạch, ngói lên 1,5 lần tương đương 1.200.000 sản phẩm/lượt Nghiên cứu, xây dựng quy trình và hàn phục hồi nâng cao hiệu suất làm việc của trục vít ép đùn trong lĩnh vực sản xuất gạch, ngói lên 1,5 lần tương đương 1.200.000 sản phẩm/lượt

Gửi ngày: 06/07/2017
Cập nhật ngày: 07/07/2017
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

TS. Ngô Hữu Mạnh
Trường Đại học Sao Đỏ

Trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói,...tại các doanh nghiệp, trục vít ép đùn luôn phải làm việc trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao, chịu mài mòn với cường độ lớn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm đầu ra.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, nhóm tác giả đưa ra giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả làm việc cho trục vít ép đùn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn Hải Dương và Quảng Ninh giải quyết đồng thời hai bài toán về kinh tế và kỹ thuật. Sau khi được phục hồi, tuổi thọ của trục vít tăng lên khoảng 1,5 lần so với sản phẩm đang sử dụng tại doanh nghiệp. Sản lượng ép đùn tăng 1,5 lần, tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và giảm thời gian thay thế, sửa chữa.

Công trình đã được ứng dụng vào quá trình sản xuất gạch, ngói tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh.

+ Chi phí hàn đắp phục hồi khoảng 700.000 - 800.000 đồng/trục vít/lượt (rẻ hơn từ 200.000-400.000 đồng so với sản phẩm cùng loại đang sử dụng tại các doanh nghiệp). Tính giá trị kinh tế cho nội dung này, doanh nghiệp tiết kiệm được khoản tiền chênh lệch từ 17.000.000 – 20.000.000 đồng/năm/trục vít.

+ Tuổi thọ làm việc cao hơn 1,5 lần so với sản phẩm cùng loại đang được sử dụng tại doanh nghiệp. Như vậy, trục vít ép đùn sau khi được hàn phục hồi bằng giải pháp của nhóm tác giả, thời gian làm việc sẽ tăng lên gấp 1,5 lần (tăng từ 45-50 giờ lên 65-70 giờ). Tính về thời gian, doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng thời gian chênh lệch 1290 giờ/máy/năm (tương đương 161.3 ca làm việc).

+ Hiệu suất làm việc của trục vít khoảng 65 – 70 giờ liên tục với sản lượng ép, đùn tương ứng khoảng 1.150.000-1.250.000 viên gạch, ngói. Như vậy, sau khi áp dụng giải pháp của nhóm tác giả, sản lượng ép đùn tăng khoảng 450.000 viên/lượt/máy (trong đó, 01 lượt tương đương 68 giờ hoặc 8,5 ca hoặc 4.5 ngày làm việc liên tục). Nếu tính cho cả năm sản lượng ép đùn tăng khoảng 18.900.000 viên. Đây là một con số không nhỏ và giá trị kinh tế mang lại còn tuỳ thuộc vào giá bán gạch, ngói ở thời điểm áp dụng giải pháp. Nếu sản phẩm ép đùn 100% là gạch và giá bán gạch tính ở thời điểm hiện tại khoảng 1300 đồng/ viên, thì doanh số thu được cao hơn so với trước khi áp dụng giải pháp là khoảng 24,57 tỷ đồng/năm. Nếu sản phẩm ép đùn 100% là ngói và giá bán ngói tính ở thời điểm hiện tại khoảng 9000 đồng/ viên, thì doanh số thu được cao hơn so với trước khi áp dụng giải pháp là khoảng 170,1 tỷ đồng/năm.

+ Quy trình công nghệ hàn phục hồi đơn giản hơn, công nhân dễ thực hiện hơn trong quá trình sửa chữa, thời gian phụ được giảm đến mức tối đa.

Như vậy, xét về tổng thể, sau khi áp dụng giải pháp của nhóm tác giả, doanh nghiệp vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất; đồng thời hiệu quả sản xuất cũng tăng lên đáng kể thông qua việc tăng sản lượng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp làm chủ được công nghệ, từ đó chủ động trong quá trình sửa chữa và phục hồi trục vít ép đùn. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp chủ động trong quá trình sản xuất và kinh doanh để mang lại lợi ích kinh tế cho đơn vị.

Ứng dụng vào quá trình đào tạo: Quá trình ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất tại doanh nghiệp là cơ sở khoa học và thực tế để nhóm tác giả đề xuất hiệu chỉnh, bổ sung nội dung giảng dạy của một số học phần trong quá trình đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ khí tại khoa Cơ khí, trường Đại học Sao Đỏ. Cụ thể đã hiệu chỉnh một số học phần như Công nghệ hàn, Công nghệ xử lý bề mặt, Vật liệu hàn, Thực nghiệm hàn nóng chảy. Điều này đảm bảo tính thời sự, kịp thời cập nhật kiến thức và công nghệ mới vào đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tế quá trình sản xuất. Đồng thời tạo ra sự gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa Nhà trường với Doanh nghiệp.

Trang 1 trong tổng số 4 trang

Cơ sở dữ liệu

Đăng nhập



Thăm dò dư luận

Bạn có quan tâm đến Hệ thống CSDL STKT này không?
 

Quảng cáo

logo_VIFOTEC

vdc

vnpt