CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.

Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.

Đồ dùng dành cho học tập

Đề tài

Sắp thứ tự theo : Tên | Ngày | Tải xuống [ Giảm dần ]

Cẩm nang định kiến giới của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Cẩm nang định kiến giới của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Gửi ngày: 11/12/2018
Cập nhật ngày: 11/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Thực tế cho thấy, kiến thức về giới của các bạn học sinh THPT chưa thật sự đầy đủ, các bạn vẫn còn có quan niệm thiên lệch về giới của mình và giới khác. Nhiều học sinh trong trường phổ thông đang định hình những định kiến về giới nhưng không ý thức được đó là định kiến. Học sinh THPT ở Lạng Sơn xin dừng học, thôi học; tỉ lệ đỗ đại học vào các trường công nghệ chưa cao; bạo lực học đường vẫn diễn ra; chất lượng giáo dục hai mặt còn cách biệt so với các trường THPT ở miền xuôi.

KK 27

Do đó, nhằm nhằm góp phần thay đổi nhận thức của các bạn học sinh THPT nói chung và các bạn học sinh THPT ở Lạng Sơn nói riêng về giới; đồng thời góp phần xóa bỏ những định kiến về giới trong môi trường học đường, tạo điều kiện tốt nhất để các bạn học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, chúng tôi đã thiết kế cuốn “Cẩm nang định về kiến giới của học sinh THPT”. Cuốn cẩm nang của chúng tôi bao gồm các thông tin khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả định kiến giới gắn với môi trường học đường, được trình bàu theo các nội dung:

1. Bạn đồng tình với bao nhiêu ý kiến ở dưới đây?

Phần này chúng em đưa ra các tình huống để các bạn xử lí

2. Nhầm tưởng:

Chỉ có nam và nữ?

Chân dung của Nam Nữ

Những ai đang nghĩ như bạn: Trường Lạng Sơn, Việt Nam, Thế giới

3. Thực tế

4. Điều gì khiến chúng ta nhầm tưởng?

5. Chúng ta đang bị ảnh hưởng như thế nào từ định kiến giới

6. Chúng ta được lời gì từ việc phá bỏ các định kiến giới

7. Các giải pháp: Cá nhân nam và nữ; giải pháp tại trường học

Chúng tôi sử dụng cuốn cẩm nang này như một tài liệu để giáo dục giới cho các bạn học sinh. Cẩm nang đã được phát cho mỗi trường học THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và để trong thư viện để các bạn học sinh tìm hiểu những kiến thức về giới. Các thầy cô giáo cũng có thể sử dụng cuốn cẩm nang để tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các bạn cũng có thể tự trang bị cho mình cuốn cẩm nang này và đọc khi rảnh rỗi để nâng cao kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống thường gặp trong cuộc sống của mình.

CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Gửi ngày: 11/12/2018
Cập nhật ngày: 11/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Khi học bài các tật của mắt và cách khắc phục trong sách giáo khoa, em thấy các hình vẽ trình bày rất rời rạc, gây khó hiểu cho người học. Để thuận tiện cho việc học, chúng em đã ghép các hình ảnh trong sách giáo khoa thành một mô hình “Các tật của mắt và cách khắc phục” nhằm giúp việc học tập của các bạn thêm hứng thú và hiểu rõ hơn về đôi mắt của mình và bảo vệ nó tốt hơn.

KK 36

Với các Nguyên vật liệu cũ bỏ đi, chúng em đã tận dụng để làm ra mô hình sản phẩm đó là: Mika đỏ, Mika trong, 01 bìa lịch cũ, dây điện, 3 con trở, 1 công tắc, 1 cục pin 9v, 5 đèn LED, tăm tre, que đè lưỡi, keo 502, keo nến.

Để làm ra được mô hình, đầu tiên cắt tấm lịch thành hình chữ nhật có kích thước đo sẵn phù hợp với hình cầu gắn, đo khoảng cách phù hợp với mô hình và gắn sẵn thanh trụ cố định (là que đè lưỡi và mika trong). Sau đó lấy hai tấm mika đỏ cắt thành hình hai cầu mắt và thủy tinh thể, lấy 1 một cầu mắt vừa cắt ở trên cắt đôi và chỉ lấy phân trước có thủy tinh thể. Rồi lấy một tấm mika đỏ nữa cắt thành hình chữ nhật có kích thước phù hợp, trên tấm mika này khoan một thể thủy tinh có kích thước bằng kích thước của thủy tinh thể trên cầu mắt và thủy tinh thể vừa cắt đôi, rồi đo khoảng cách phù hợp trên tấm mika để khoan và gắn hai thấu kính (hội tụ và phân kì) theo thứ tự là thấu kính phân kì có khoảng cách gần thủy tinh thể, thấu kinh hội tụ có khoảng cách xa thủy tinh thể.

Tiếp đó cắt mika trong thành góc L có chiều rộng 2cm. Ghép các que tre thành trụ rỗng có chiều cao của thanh L một khoảng bằng 0,5cm để gắn LED. Như vậy chúng ta đã có được mô hình “các tật của mắt và cách khắc phục”.

Với mô hình này, việc học về cấu tạo của mắt, các tật ở mắt, sự hoạt động của con mắt người thực sự trở nên rất dễ dàng và hứng thú. Qua đó giúp chúng em thêm hiểu biết về mắt và bảo vệ đôi mắt – cửa sổ tâm hồn được tốt hơn.

BÀN HỌC THÂN THIỆN BÀN HỌC THÂN THIỆN

Gửi ngày: 11/12/2018
Cập nhật ngày: 11/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Hiện nay, bàn học đa phần được làm từ gỗ, vừa đắt đỏ lại được thiết kế 1 kiểu bàn hình chữ nhật rất bất tiện cho việc học nhóm. Nên em có ý tưởng thiết kế ra một bộ bàn học được làm bằng khung kẽm, bề mặt là gỗ ép có thể xay được linh hoạt và ghép lại được với nhau dễ dàng giữa các bàn mà không cần phải di chuyển nguyên cả bộ bàn ghế. Nó được em đặt tên là “Bàn học thân thiện”.

KK 34

Bộ bàn học thân thiện cấu tạo gồm 4 mặt bàn hình bán nguyệt có thể xoay linh hoạt 3600 cố định trong 1 khung kẽm, cùng với 4 ghế có lưng tựa mềm xoay theo mặt bàn. Cả bàn và ghế có thể điều chỉnh độ cao, khoảng cách một cách linh hoạt và dễ dàng để phù hợp với mọi độ tuổi của học sinh, nên có thể tận dụng bàn học cho nhiều cấp học sử dụng tránh phải đầu tư thêm trường lớp và bàn ghế mới.

Với cấu tạo như thế, bộ bàn học thân thiện giúp giảm thiểu tối đa các tật trong trường học như lệch vai, vẹo cột sống, gù, cận thị… Giúp học sinh thoải mái và tự tin khi đến trường.

Bộ bàn thân thiện là giải pháp toàn diện cho nhà trường hiện nay. Em hi vọng nó sẽ sớm được nhân rộng ra khắp cả nước, nhất là vùng khó khăn.

Thước vẽ đồ thị hình sin Thước vẽ đồ thị hình sin

Gửi ngày: 09/01/2019
Cập nhật ngày: 09/01/2019
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải ba 2018

Trong một tiết học về các hàm lượng giác, em thấy cô giáo vẽ đồ thị của hàm sin không được chuẩn như trong sách. Vì thế em đã nảy ra ý tưởng tạo ra một sản phẩm có thể vẽ được đồ thị hình sin một cách chuẩn xác nhất.

ba 16

Chiếc thước có cấu tạo bao gồm:

Chiếc thước có gắn 2 động cơ DC 3.7V:

+ Động cơ thứ nhất được lắp chính giữa thước, dùng để tạo chuyển động tròn đều

+ Động cơ thứ hai được gắn bên thước giúp kéo thước chuyển động thẳng đều

Động cơ thứ nhất có gắn: 1 đĩa quay, 1 công tắc và dimmer điều chỉnh tốc độ quay, trên đĩa có một chốt nhỏ có thể chạy trong 1 khe hẹp, khe này gắn vuông góc với trục dao động (trục luôn đi qua tâm quay).

Nguyên tắc hoạt động của thước:

Bước chuẩn bị, ta điều chỉnh vận tốc góc và gắn bút (phấn) vào trục dao động. Mỗi vạch trên biến trở ứng với 10 vòng/phút. Sau đó đặt thước lên mặt phẳng giấy (bảng) và nhấn giữ công tắc. Khi đó, động cơ thứ nhất quay làm chốt nhỏ trên đĩa sẽ chuyển động tròn đều. Do chốt này chạy trong khe hẹp vuông góc với trục dao động nên chuyển động của trục sẽ giống với chuyển động của hình chiếu của chốt lên trục. Tức là trục sẽ dao động điều hòa.

Đồng thời cùng lúc, động cơ thứ hai sẽkéothước di chuyển thẳng đều theo phương ngang nhờ đó ta thu được quỹ đạo của đầu bút có dạng hình sin.

Tính mới, tính sáng tạo:

- Sản phẩm chưa từng xuất hiện trong thực tế. Em đã vận dụng các kiến thức vật lý đã được học để áp dụng vào sản phẩm. Đó là một điểm chuyển động tròn đều thì hình chiếu của nó lên 1 trục đi qua tâm quay sẽ dao động điều hòa; đồ thị biên độ của dao động điều hòa có dạng sin.

-Từ sản phẩm này em có phát triển thành một chiếc thước đa năng, có thể vẽ được đồ thị của nhiều hàm khác.

Khả năng áp dụng

Sản phẩm có thể sử dụng phục vụ trong giảng dạy và vẽ kĩ thuật.

THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐO BẰNG MÁY TÍNH THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐO BẰNG MÁY TÍNH

Gửi ngày: 09/01/2019
Cập nhật ngày: 09/01/2019
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải ba 2018

Trong việc dạy học của một số bộ môn (trong đó có môn vật lí) phần lớn các thầy cô hay sử dụng thí nghiệm ảo ( có tính thuyết phục chưa cao). Các thiết bị thí nghiệm trong phòng thí nghiệm không ổn định, lâu ngày hay sai số và có thể không hoạt động được, lắp ráp phức tạp. Ở Việt Nam hiện nay, tất cả các trường THCS và THPT chưa có bộ thiết bị này nên càng thôi thúc chúng em nghiên cứu, thiết kế và xây dựng hệ thống “ Thí nghiệm vật lí đo bằng máy tính” để tăng tính hiệu quả và hấp dẫn trong giờ học.

ba 13

 

Cấu tạo, quy trình vận hành mô hình/ sản phẩm

2.1. Cấu tạo hệ thống gồm 2 phần:

- Phần cứng gồm: bộ cảm biến hồng ngoại, cảm biến điện, bo mạch vi điều khiển UNO, nguồn nuôi các bo mạch…

- Phần mềm gồm: 2 phần mềm + Phần mềm giao tiếp giữa UNO và máy tính.

+ Phần mềm xử lý tín hiệu thu từ UNO và hiển thị trên máy tính.

2.2. Quy trình vận hành SƠ ĐỒ KHỐI

Cảm biến -> Mạch giao tiếp sử dụng bo mạch UNO -> Máy vi tính có cài phần mềm do nhóm thiết kế để thu thập và xử lý dữ liệu thí nghiệm -> Máy chiếu

*) Đo thông số điện: Cấp nguồn cho UNO và chuyển về chế độ “O” để đo thông số điện và kết nối với điện trở mẫu. Kết nối UNO với máy tính và khởi động phần mềm đã cài trên máy tính. Nhập giá trị điện trở mẫu, sau đó nhấn kết nối, cảm biến sẽ đo cường độ dòng điện và chuyển về bo mạch UNO. Bo mạch sẽ xử lý dữ liệu và kiểm tra lại thông số hiệu điện thế và hiển thị kết quả trên màn hình máy tính và được chiếu lên máy chiếu.

*) Đo thông số chuyển động: Khi nam châm điện ngắt thì thính thời gian t1 và vật chuyển động. Khi vật chuyển động đi qua cảm biến hồng ngoại, cảm biến sẽ nhận biết và chốt thời gian t2. Sau đó tín hiệu từ cảm biến hồng ngoại đưa vào bo mạch UNO. Bo mạch UNO sẽ thu thập, xử lý dữ liệu và gửi vào phần mềm máy tính thông qua cổng USB. Phần mềm giao tiếp sẽ xử lý dữ liệu thu được để từ đó hiển thị ra các số liệu cần đo như: Thời gian chuyển động, vận tốc…

Tính mới, tính sáng tạo mô hình/ sản phẩm

Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu về việc dạy học với thí nghiệm trực quan (học sinh có thể trực tiếp theo dõi kết quả thông qua máy chiếu kết nối với máy tính), có các thông số được đo đạc và xử lý bằng máy tính với tốc độ cao, chính xác gây sự hứng thú cho học sinh. Lưu lại được kết quả đo đạc vẽ đồ thị.

Linh kiện để chế tạo mạch giao tiếp với máy tính thông dụng, dễ chế tạo và giá thành rẻ. Phần mềm giao diện đơn giản dễ sử dụng.

Ngoài ra sản phẩm có thể phát triển để đo: Vận tốc tức thời, đo gia tốc, đo các thông số về điện, thông số về từ, thông số về trạng thái của khí…

Trang 8 trong tổng số 10 trang

Cơ sở dữ liệu

Đăng nhập



Thăm dò dư luận

Bạn có quan tâm đến Hệ thống CSDL STKT này không?
 

Quảng cáo

logo_VIFOTEC

vdc

vnpt

Đang Online

Hiện có 13 khách Trực tuyến