CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.

Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.

Đồ dùng dành cho học tập

Đề tài

Sắp thứ tự theo : Tên | Ngày | Tải xuống | [ Giảm dần ]

EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

Gửi ngày: 11/12/2018
Cập nhật ngày: 11/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Túi nilon, ống hút là loại rác thải rất khó phân hủy. Phải tốn hang trăm năm mới phân hủy hết. Hàng ngày có một lượng lớn túi nilon, ống hút được thải ra môi trường làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đất…trong khi để xử lý ảnh hưởng của rác thải tới môi trường sống tốn nhiều công sức, thời gian, tiền của. Làm thế nào để tái sử dụng lượng túi nilon và ống hút đó tạo ra sản phẩm có ích và thân thiện với môi trường?

KK 29

Nếu tận dụng lượng rác thải từ nilon để làm tạo ra bản đồ Việt Nam sẽ có nhiều tác dụng tích cực hiệu quả: Kinh phí tạo ra sản phẩm thấp, giúp các em học sinh thêm hiểu biết về vị trí địa lý, chủ quyền biển đảo Việt Nam…, giảm ô nhiễm môi trường sống, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các bạn học sinh, khuyến khích học sinh tái sử dụng nilon và các vật liệu khác phục vụ cho học tập, vui chơi.

Nguyên liệu làm ra mô hình, sản phẩm: vỏ bim bim, vỏ bánh kẹo, túi nilon tái sử dụng, ống hút, bìa, hộp giấy, bát nhựa, sơn, keo nến…

Mô hình gồm 2 phần: phần 1: Bản đồ địa lý Việt Nam được làm bằng cách ghép, dán vỏ bim bim, vỏ bánh kẹo và túi nilon đã qua sử dụng. Phần 2: mô hình nổi một số danh thắng tiêu biểu của các vùng miền được tạo ra bằng ống hút đã qua sử dụng.

Mô hình được tạo ra với hi vọng sẽ được sử dụng ở các trường học, cơ quan và nơi công cộng… để bản đồ được phát huy tác dụng và mọi người có ý thức tái chế rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.

CenaBox – Thiết bị trợ lý thông minh CenaBox – Thiết bị trợ lý thông minh

Gửi ngày: 11/12/2018
Cập nhật ngày: 11/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Hiện nay, việc sử dụng trợ lý ảo để phục vụ cuộc sống khá phổ biến, tuy nhiên với người Việt để sử dụng các phần mềm nước ngoài là khá khó khăn do hạn chế về ngôn ngữ.  Đó chính là lí do mà CenaBOX ra đời. CenaBOX là một thiết bị được xây dựng dựa trên nền tảng trợ lý ảo Cena – là một trợ lý ảo tiếng Việt được phát triển trên nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI của tập đoàn FPT. 

KK 35

Thiết bị CenaBOXkhông phải là “một” loại thiết bị độc nhất, nó có thể là nhiều “biến thể” khác nhau giúp cho việc phổ cập dễ dàng và chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các thiết bị thông minh khác trên thị trường. Phần mềm của CenaBOX được phát triển trên nền tảng của hệ điều hành đám mây KTOS do em tự phát triển, tuy nhiên phiên bản mà CenaBOX hoạt động trên là một biến thể thu nhỏ của KTOS có tên gọi là KTOS IOT Core (một phiên bản tùy biến giúp các ứng dụng có thể kết nối vói các mạng thiết bị IOT rộng dễ dàng hơn rất nhiều). Nhờ đó mà việc xây dựng một mạng lưới các thiết bị IOT thông qua CenaBOX trở nên cực kì dễ dàng.

Hiện tại, CenaBOX đã có thể nhận dạng giọng nói và phản hồi bằng giọng nói tốt với nhiều ngôn ngữ, hỗ trợ tìm kiếm thông tin đơn giản, điều khiển thiết bị IOT, giải đáp câu hỏi tự nhiên (giải toán, dịch, hỏi các thông tin trong Big Data …).

Trong tương lai, CenaBOX có thể được áp dụng trong rất nhiều ngành khác nhau nhưu: Du lịch (thiết bị hỗ trợ du lịch), y tế (thiết bị chăm sóc sức khỏe) hay giáo dục (thiết bị hỗ trợ học tập) …

 

Cẩm nang định kiến giới của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Cẩm nang định kiến giới của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Gửi ngày: 11/12/2018
Cập nhật ngày: 11/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Thực tế cho thấy, kiến thức về giới của các bạn học sinh THPT chưa thật sự đầy đủ, các bạn vẫn còn có quan niệm thiên lệch về giới của mình và giới khác. Nhiều học sinh trong trường phổ thông đang định hình những định kiến về giới nhưng không ý thức được đó là định kiến. Học sinh THPT ở Lạng Sơn xin dừng học, thôi học; tỉ lệ đỗ đại học vào các trường công nghệ chưa cao; bạo lực học đường vẫn diễn ra; chất lượng giáo dục hai mặt còn cách biệt so với các trường THPT ở miền xuôi.

KK 27

Do đó, nhằm nhằm góp phần thay đổi nhận thức của các bạn học sinh THPT nói chung và các bạn học sinh THPT ở Lạng Sơn nói riêng về giới; đồng thời góp phần xóa bỏ những định kiến về giới trong môi trường học đường, tạo điều kiện tốt nhất để các bạn học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, chúng tôi đã thiết kế cuốn “Cẩm nang định về kiến giới của học sinh THPT”. Cuốn cẩm nang của chúng tôi bao gồm các thông tin khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả định kiến giới gắn với môi trường học đường, được trình bàu theo các nội dung:

1. Bạn đồng tình với bao nhiêu ý kiến ở dưới đây?

Phần này chúng em đưa ra các tình huống để các bạn xử lí

2. Nhầm tưởng:

Chỉ có nam và nữ?

Chân dung của Nam Nữ

Những ai đang nghĩ như bạn: Trường Lạng Sơn, Việt Nam, Thế giới

3. Thực tế

4. Điều gì khiến chúng ta nhầm tưởng?

5. Chúng ta đang bị ảnh hưởng như thế nào từ định kiến giới

6. Chúng ta được lời gì từ việc phá bỏ các định kiến giới

7. Các giải pháp: Cá nhân nam và nữ; giải pháp tại trường học

Chúng tôi sử dụng cuốn cẩm nang này như một tài liệu để giáo dục giới cho các bạn học sinh. Cẩm nang đã được phát cho mỗi trường học THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và để trong thư viện để các bạn học sinh tìm hiểu những kiến thức về giới. Các thầy cô giáo cũng có thể sử dụng cuốn cẩm nang để tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các bạn cũng có thể tự trang bị cho mình cuốn cẩm nang này và đọc khi rảnh rỗi để nâng cao kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống thường gặp trong cuộc sống của mình.

CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Gửi ngày: 11/12/2018
Cập nhật ngày: 11/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Khi học bài các tật của mắt và cách khắc phục trong sách giáo khoa, em thấy các hình vẽ trình bày rất rời rạc, gây khó hiểu cho người học. Để thuận tiện cho việc học, chúng em đã ghép các hình ảnh trong sách giáo khoa thành một mô hình “Các tật của mắt và cách khắc phục” nhằm giúp việc học tập của các bạn thêm hứng thú và hiểu rõ hơn về đôi mắt của mình và bảo vệ nó tốt hơn.

KK 36

Với các Nguyên vật liệu cũ bỏ đi, chúng em đã tận dụng để làm ra mô hình sản phẩm đó là: Mika đỏ, Mika trong, 01 bìa lịch cũ, dây điện, 3 con trở, 1 công tắc, 1 cục pin 9v, 5 đèn LED, tăm tre, que đè lưỡi, keo 502, keo nến.

Để làm ra được mô hình, đầu tiên cắt tấm lịch thành hình chữ nhật có kích thước đo sẵn phù hợp với hình cầu gắn, đo khoảng cách phù hợp với mô hình và gắn sẵn thanh trụ cố định (là que đè lưỡi và mika trong). Sau đó lấy hai tấm mika đỏ cắt thành hình hai cầu mắt và thủy tinh thể, lấy 1 một cầu mắt vừa cắt ở trên cắt đôi và chỉ lấy phân trước có thủy tinh thể. Rồi lấy một tấm mika đỏ nữa cắt thành hình chữ nhật có kích thước phù hợp, trên tấm mika này khoan một thể thủy tinh có kích thước bằng kích thước của thủy tinh thể trên cầu mắt và thủy tinh thể vừa cắt đôi, rồi đo khoảng cách phù hợp trên tấm mika để khoan và gắn hai thấu kính (hội tụ và phân kì) theo thứ tự là thấu kính phân kì có khoảng cách gần thủy tinh thể, thấu kinh hội tụ có khoảng cách xa thủy tinh thể.

Tiếp đó cắt mika trong thành góc L có chiều rộng 2cm. Ghép các que tre thành trụ rỗng có chiều cao của thanh L một khoảng bằng 0,5cm để gắn LED. Như vậy chúng ta đã có được mô hình “các tật của mắt và cách khắc phục”.

Với mô hình này, việc học về cấu tạo của mắt, các tật ở mắt, sự hoạt động của con mắt người thực sự trở nên rất dễ dàng và hứng thú. Qua đó giúp chúng em thêm hiểu biết về mắt và bảo vệ đôi mắt – cửa sổ tâm hồn được tốt hơn.

BÀN HỌC THÂN THIỆN BÀN HỌC THÂN THIỆN

Gửi ngày: 11/12/2018
Cập nhật ngày: 11/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Hiện nay, bàn học đa phần được làm từ gỗ, vừa đắt đỏ lại được thiết kế 1 kiểu bàn hình chữ nhật rất bất tiện cho việc học nhóm. Nên em có ý tưởng thiết kế ra một bộ bàn học được làm bằng khung kẽm, bề mặt là gỗ ép có thể xay được linh hoạt và ghép lại được với nhau dễ dàng giữa các bàn mà không cần phải di chuyển nguyên cả bộ bàn ghế. Nó được em đặt tên là “Bàn học thân thiện”.

KK 34

Bộ bàn học thân thiện cấu tạo gồm 4 mặt bàn hình bán nguyệt có thể xoay linh hoạt 3600 cố định trong 1 khung kẽm, cùng với 4 ghế có lưng tựa mềm xoay theo mặt bàn. Cả bàn và ghế có thể điều chỉnh độ cao, khoảng cách một cách linh hoạt và dễ dàng để phù hợp với mọi độ tuổi của học sinh, nên có thể tận dụng bàn học cho nhiều cấp học sử dụng tránh phải đầu tư thêm trường lớp và bàn ghế mới.

Với cấu tạo như thế, bộ bàn học thân thiện giúp giảm thiểu tối đa các tật trong trường học như lệch vai, vẹo cột sống, gù, cận thị… Giúp học sinh thoải mái và tự tin khi đến trường.

Bộ bàn thân thiện là giải pháp toàn diện cho nhà trường hiện nay. Em hi vọng nó sẽ sớm được nhân rộng ra khắp cả nước, nhất là vùng khó khăn.

Trang 2 trong tổng số 10 trang

Cơ sở dữ liệu

Đăng nhập



Thăm dò dư luận

Bạn có quan tâm đến Hệ thống CSDL STKT này không?
 

Quảng cáo

logo_VIFOTEC

vdc

vnpt

Đang Online

Hiện có 14 khách Trực tuyến