CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.

Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.

Đồ dùng dành cho học tập

Đề tài

Sắp thứ tự theo : Tên | Ngày | Tải xuống [ Tăng dần ]

THIẾT BỊ IN VÀ HIỂN THỊ CHỮ BRAILLE CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ THIẾT BỊ IN VÀ HIỂN THỊ CHỮ BRAILLE CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ

Gửi ngày: 03/12/2018
Cập nhật ngày: 03/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Số người khiếm thị ở Việt Nam vào khoảng 1,2 – 1,4 triệu người. một con số không phải là nhỏ so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tài liệu dành cho người khiếm thị học tập còn đang rất thiếu do thiết bị in ấn chữ Braille tiếng Việt rất đắt khi nhập ở nước ngoài về mà các đoàn thể người khiếm thị trong nước có nguồn kinh phí rất hạn hẹp. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết này kết hợp với mong muốn giúp đỡ người khiếm thị nên chúng em đã chế tạo “thiết bị nhập và in chữ Braille” cùng với “bảng điện tử hiển thị chữ Braille” với uy mô nhỏ, giá thành thấp phù hợp với điều kiện thự tế hiện nay.

KK 31

• Thiết bị nhập và in chữ Braille: Có cấu tạo gồm có 2 phần chính: Thứ nhất là phần cứng: khung máy được làm từ nhôm định hình, 4 động cơ, cơ cấu mũi in, bảng nhập chữ Braille. Thứ hai là phần mềm: có chức năng nhập dữ liệu từ văn bản tiếng Việt thông qua các file text, file hình ảnh hoặc thông qua giọng nói.

• Bảng điện tử hiển thị chữ Braille: có cấu tạo gồm: Khung máy được làm từ nhôm định hình, động cơ giúp cho bảng hoạt động, mạch tiếp nhận và xử lý giữ liệu từ ngoài vào thông qua cổng kết nối USB, 20 khối 8 cạnh được gắn trên 1 trục với hệ thống xoay linh hoạt làm thay đổi vị trí các cạnh trên các khối để tổ hợp ra văn bản chính xác nhất.

Sau khi được mang thử nghiệm tại Hội người mù tỉnh Lâm đồng, hai thiết bị được đánh giá giá như sau: chữ được in ra dễ đọc, đúng khoảng cách, đúng chính tả, tuy nhiên tốc độ in còn chậm. Bảng điện tử hiện thị chữ một cách chính xác, giúp cho việc đọc các tài liệu không cần in ra một cách nhanh chóng.

Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam

Gửi ngày: 30/12/2013
Cập nhật ngày: 30/12/2013
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 3

Sản phẩm của tác giả Thủy Ngọc Cảnh - 1997 thuộc Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam

Thí nghiệm về cảm ứng điện từ Thí nghiệm về cảm ứng điện từ

Gửi ngày: 30/12/2013
Cập nhật ngày: 30/12/2013
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 3

Sản phẩm của nhóm tác giả Trường THPT Chuyên Nguyễn Du,Tp Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc

THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐO BẰNG MÁY TÍNH THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐO BẰNG MÁY TÍNH

Gửi ngày: 09/01/2019
Cập nhật ngày: 09/01/2019
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải ba 2018

Trong việc dạy học của một số bộ môn (trong đó có môn vật lí) phần lớn các thầy cô hay sử dụng thí nghiệm ảo ( có tính thuyết phục chưa cao). Các thiết bị thí nghiệm trong phòng thí nghiệm không ổn định, lâu ngày hay sai số và có thể không hoạt động được, lắp ráp phức tạp. Ở Việt Nam hiện nay, tất cả các trường THCS và THPT chưa có bộ thiết bị này nên càng thôi thúc chúng em nghiên cứu, thiết kế và xây dựng hệ thống “ Thí nghiệm vật lí đo bằng máy tính” để tăng tính hiệu quả và hấp dẫn trong giờ học.

ba 13

 

Cấu tạo, quy trình vận hành mô hình/ sản phẩm

2.1. Cấu tạo hệ thống gồm 2 phần:

- Phần cứng gồm: bộ cảm biến hồng ngoại, cảm biến điện, bo mạch vi điều khiển UNO, nguồn nuôi các bo mạch…

- Phần mềm gồm: 2 phần mềm + Phần mềm giao tiếp giữa UNO và máy tính.

+ Phần mềm xử lý tín hiệu thu từ UNO và hiển thị trên máy tính.

2.2. Quy trình vận hành SƠ ĐỒ KHỐI

Cảm biến -> Mạch giao tiếp sử dụng bo mạch UNO -> Máy vi tính có cài phần mềm do nhóm thiết kế để thu thập và xử lý dữ liệu thí nghiệm -> Máy chiếu

*) Đo thông số điện: Cấp nguồn cho UNO và chuyển về chế độ “O” để đo thông số điện và kết nối với điện trở mẫu. Kết nối UNO với máy tính và khởi động phần mềm đã cài trên máy tính. Nhập giá trị điện trở mẫu, sau đó nhấn kết nối, cảm biến sẽ đo cường độ dòng điện và chuyển về bo mạch UNO. Bo mạch sẽ xử lý dữ liệu và kiểm tra lại thông số hiệu điện thế và hiển thị kết quả trên màn hình máy tính và được chiếu lên máy chiếu.

*) Đo thông số chuyển động: Khi nam châm điện ngắt thì thính thời gian t1 và vật chuyển động. Khi vật chuyển động đi qua cảm biến hồng ngoại, cảm biến sẽ nhận biết và chốt thời gian t2. Sau đó tín hiệu từ cảm biến hồng ngoại đưa vào bo mạch UNO. Bo mạch UNO sẽ thu thập, xử lý dữ liệu và gửi vào phần mềm máy tính thông qua cổng USB. Phần mềm giao tiếp sẽ xử lý dữ liệu thu được để từ đó hiển thị ra các số liệu cần đo như: Thời gian chuyển động, vận tốc…

Tính mới, tính sáng tạo mô hình/ sản phẩm

Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu về việc dạy học với thí nghiệm trực quan (học sinh có thể trực tiếp theo dõi kết quả thông qua máy chiếu kết nối với máy tính), có các thông số được đo đạc và xử lý bằng máy tính với tốc độ cao, chính xác gây sự hứng thú cho học sinh. Lưu lại được kết quả đo đạc vẽ đồ thị.

Linh kiện để chế tạo mạch giao tiếp với máy tính thông dụng, dễ chế tạo và giá thành rẻ. Phần mềm giao diện đơn giản dễ sử dụng.

Ngoài ra sản phẩm có thể phát triển để đo: Vận tốc tức thời, đo gia tốc, đo các thông số về điện, thông số về từ, thông số về trạng thái của khí…

Tàu ngầm Tàu ngầm

Gửi ngày: 30/12/2013
Cập nhật ngày: 30/12/2013
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 2

Sản phẩm của nhóm tác giả thuộc Trường THCS Yên Thọ, Yên Định, Thanh Hóa

Trang 2 trong tổng số 10 trang

Cơ sở dữ liệu

Đăng nhập



Thăm dò dư luận

Bạn có quan tâm đến Hệ thống CSDL STKT này không?
 

Quảng cáo

logo_VIFOTEC

vdc

vnpt

Đang Online

Hiện có 2 khách Trực tuyến