CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢI THƯỞNG VIFOTEC.

Đây là trang cơ sở dữ liệu các công trình Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam; Tại đây, ngoài việc lưu trữ và quản lý còn có nhu cầu phổ biến kiến thức, quảng bá thành tựu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới... góp phần đưa các giải pháp kỹ thuật của các tác giả đến với thực tế nhiều hơn, là cầu nối giữa sáng tạo và thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của quý độc giả.

Sản phẩm thân thiện với môi trường

Đề tài

Sắp thứ tự theo : Tên | Ngày | Tải xuống [ Giảm dần ]

Cột cờ Hà Nội Cột cờ Hà Nội

Gửi ngày: 30/12/2013
Cập nhật ngày: 30/12/2013
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 1

Sản phẩm của nhóm tác giả thuộc Trường tiểu học Phù Lỗ A, Sóc Sơn, Hà Nội

Dung dịch cầm máu, sát khuẩn từ thảo dược Dung dịch cầm máu, sát khuẩn từ thảo dược

Gửi ngày: 21/11/2018
Cập nhật ngày: 21/11/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải khuyến khích 2018

Cỏ mực, ngải cứu, củ nghệ tươi là cây thuốc quý mọc quanh năm khắp nơi, để trồng, dễ thu hái, thuận lợi trong việc đáp ứng nguồn nguyên liệu chế biến.

Do tính chất có khả năng chữa bệnh của 3 loại thảo mộc này mà tác giả đã chế tạo ra “dung dịch cầm máu, sát khuẩn từ thảo dược”.

KK 18

Cách lựa chọn và sơ chế nguyên liệu: Sử dụng ngọn và lá cây Cỏ mực, Ngải cứu được thu hái vào buổi sáng để đảm bảo độ tươi xanh, nhặt và rửa sạch để ráo. Củ nghệ vàng còn tươi, tra củ không non, gọt vỏ rửa sạch, để ráo. Kết hợp với cồn 90o trong quá trình chiết xuất tinh chất dung dịch.

Cách xay và chiết xuất dung dịch: dùng máy xay để xay nhuyễn riêng từng nguyên liệu, kết hợp với dung môi Ethanol 900 khi xay với tỷ lệ: 200g cỏ mực +400ml cồn tạo thành 800ml dung dịch, 200g ngải cứu +400ml cồn tạo thành 800ml dung dịch, 100g củ nghệ + 200ml cồn tạo thành 500ml dung dịch.

Thời gian ngâm, ủ: Ngâm dung dịch sau lọc đơn chất 2 ngày, sau chiết xuất đơn chất 2 ngày, sau khi hòa các chất lại với nhau để bay hơi 10 ngày.

Cách pha chế thành phần dung dịch sau chiết xuất: 40% dung dịch cỏ mực, 40% dung dịch ngải cứu, 20% dung dịch củ nghệ.

Thành phần dung dịch chứa trong chai lọ (10ml): 4ml+4ml+2ml

Cách bảo quản: trong điều kiện khô ráo, mát ở nhiệt độ thường dưới 300C tránh ánh nắng trực tiếp. Thời gian bảo quản kể từ ngày sản xuất là 1 năm, thời gian sử dụng sau khi được mở nắp là 1 tháng.

Sản phẩm không gây tác hại hay tác dụng phụ hoặc bị dị ứng gì vì ảnh hưởng đến sức khỏe vì các nguyên liệu đều lành tính, không có thành phần hóa học, an toàn, thân thiện với môi trường.

Giấy từ cây Dướng và cây Chuối làm bằng phương pháp thủ công Giấy từ cây Dướng và cây Chuối làm bằng phương pháp thủ công

Gửi ngày: 27/12/2018
Cập nhật ngày: 27/12/2018
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải ba 2018

Sơ chế nguyên liệu: Cây Chuối lấy phần lá, rửa sạch, cắt khúc, tước nhỏ, phần thân và củ chuối thái mỏng, đun trong 5 giờ, sau khi đun để nguội 1h rồi giã nát bằng chày và cối đá cho đến khi được bột mịn. Cây dướng rửa sạch, đem đun từ 6-8h, để nguội, bóc lớp vỏ đen bên ngoài, lấy lớp vỏ trắng nhất bên trong, đem băm nhỏ rồi giã nát cho đến khi thu được bột mịn.

Ba 12

Quá trình đổ và xeo giấy: Thử nghiệm với các tỉ lệ chuối, dướng và chất kết dính như sau: 50% thân chuối – 50% dướng, 75% lá chuối – 25% dướng. Trộn nguyên liệu trên với nhau theo đúng tỷ lệ, hòa loãng với nước sạch cùng khoảng 0.01g bột mò. Đổ nước sạch không chứa kim loại ngập ¾ hoặc ngang miệng thùng xốp, đặt khuôn xeo lên trên mặt nước, đổ hỗn hợp nguyên liệu vừa trộn khuôn xeo dùng tay vỗ dàn đều nguyên liệu. Tiến hành xeo giấy bằng khuôn xeo.

Ép và phơi giấy: giấy sau khi xeo đem ép bằng bàn ép. Bàn ép cấu tạo theo phương pháp đòn bẩy để tăng lực ép. Giấy được ép trong 5h. Giấy sau khi ép kiệt nước đem phơi cho khô hẳn.

Giấy làm từ cây Dướng và cây Chuối bằng phương pháp thủ công được dùng để làm tranh, làm bưu thiếp, túi, đèn lồng…

Với sản phẩm này, tác giả mong rằng sẽ góp phần tìm ra một hướng giải quyết mới giúp sử dụng các sản phẩm có sẵn tại địa phương một cách tối ưu đồng thời tạo ra một sản phẩm xanh, có tính ứng dụng cao,có khả năng tự phân hủy và thân thiện với môi trường, giảm thiểu tình trạng sử dụng túi nilong.

Hệ thống canh bão tự động lũ lụt Hệ thống canh bão tự động lũ lụt

Gửi ngày: 30/12/2013
Cập nhật ngày: 30/12/2013
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 2

Sản phẩm của nhóm tác giả thuộc Trường THCS Thuận Lộc, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Hệ thống tái chế thực phẩm dư thừa trong các cụm dân cư Hệ thống tái chế thực phẩm dư thừa trong các cụm dân cư

Gửi ngày: 10/01/2019
Cập nhật ngày: 10/01/2019
Kích thước File: Rỗng
Downloads: 0

Giải nhì 2018

Hiện nay tại các cụm khu dân cư người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác, mọi người vẫn hay dồn chung tất cả các loại rác vào túi nilon rồi cho vào xe rác. Như vậy sẽ có một nguồn thực phẩm dư thừa mà chúng ta vứt đi hàng ngày lại chính là một nguồn tài nguyên lớn đang bị lãng phí. Sự lãng phí này kéo theo nhiều hệ lụy không những về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của người dân. Chính vì những lý do này mà nhóm tác giả muốn tạo ra một hệ thống tái chế thực phẩm dư thừa tại các khu dân cư để phần nào giải quyết được các vấn đề sau: xây dựng và truyền thông nâng cao ý thức phân loại rác của người dân, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc tận dụng rác thải làm phân bón, sản xuất điện, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cao giá trị kính tế của rác thực phẩm, sử dụng nguồn rác tái chế để tạo chuỗi cung ứng thức ăn sạch cho vật nuôi, từ đó tạo nên thực phẩm sạch góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

nhì 04

Cấu tạo của mô hình gồm: khung máy, máy nghiền thực phẩm dư thừa, máy vận chuyển cám trộn, bồn trộn cám và đồ ăn dư thừa đã được xay nhuyễn, máy ép xay cám viên, hệ thống điện.

Cách vận hành: cấp cám cho hệ thống vận chuyển cám. Cắm máy, kiểm tra cảm biến nháy 3 lần, kiểm tra động cơ 4 máy. Cấp đồ ăn dư thừa vào máy nghiền, cảm biến hoạt động. tất cả 4 máy của hệ thống hoạt động. Sau một thời gian ta thu hoạch được cám viên đã được ép.

Mô hình hệ thống máy hoạt động tự động ổn định. Thức ăn dư thừa được nghiền nhỏ, trộn cùng bột cám, đi qua máy ép tạo thành các viên thức ăn dùng trong chăn nuôi. Sau khi áp dụng thành công trong khu vực sinh sống, nhóm tác giả rất muốn mở rộng phạm vi áp dụng, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm ra cộng đồng.

Trang 2 trong tổng số 9 trang

Cơ sở dữ liệu

Đăng nhập



Thăm dò dư luận

Bạn có quan tâm đến Hệ thống CSDL STKT này không?
 

Quảng cáo

logo_VIFOTEC

vdc

vnpt

Đang Online

Hiện có 1 khách Trực tuyến